I. "Tự diễn biến" là gì?
"Tự
diễn biến" là quá trình diễn ra sự thay đổi ngay từ trong nội bộ, cả ở tổ
chức và cá nhân, thay đổi theo chiều hướng xấu, tiêu cực.
"Tự diễn biến"
ở phạm vi tổ chức là những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường lốì, chủ trương của Đảng,
cả ở hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước làm thay đổi bản chất
chính trị, thậm chí suy yếu và tan rã tổ chức đó.
"Tự diễn biến"
ở phạm vi cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị - xã hội, thay đổi về
quan điểm, tư tưởng của nhân dân, trong đó có cán bộ, đảng viên theo chiều hướng
tiêu cực, xấu đi; tự bản thân nhân dân, cán bộ, đảng viên nhận thức chính trị
và hành động xa rời, thậm chí đi ngược lại chủ nghĩa Mác - Lênin tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.
"Tự diễn biến"
của cá nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức; còn "tự diễn
biến" của tổ chức sẽ chi phối, áp đặt, điều khiển đốì với cá nhân trong tổ
chức đó.
"Tự diễn biến"
do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng cơ bản, quyết định nhất là nguyên
chủ quan của nhân dân, cán bộ, đảng viên do lập trường tư tưởng không vững
vàng, thiếu bản chính trị, hoang mang, dao động trước tác động của các yếu tố
bên ngoài; mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân;
không tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động 788 “Phát
huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, 27 biểu hiện “tự
diễn biến, tự chuyển hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trưng ương IV(khóa XII)...
"Tự diễn biến"
có mối quan hệ chặt chẽ với " diễn biến hòa bình". Nếu như "diễn
biến hòa bình" là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội
các nước độc lập có chủ quyền. Trước hết, là các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu
bằng biện pháp phi quân sự tác động từ bên ngoài để tạo sự chuyển hóa, diễn ra
bên trong, đẩy đối phương suy yếu, rối loạn nội bộ sụp đổ; thì "tự diễn biến"
là quá trình "tự" chuyển biến, "tự" chuyển hóa của tổ chức,
con người trong nội bộ, do những sai lầm, hạn chế, khuyết điểm bên trong (do bị
"diễn biến hòa bình"). Thực tiễn trên thế giới những năm qua cho thấy,
"diễn biến hòa bình" không thể đạt được mục đích nếu không xảy ra
"tự diễn biến", mặt khác "tự diễn biến" không thể dẫn tới
thay đổi chế độ nếu không có sự hỗ trợ, tác động của "diễn biến hòa
bình".
"Tự chuyển
hóa" là giai đoạn kế tiếp của "tự diễn biến", là quá trình diễn
ra trong nội bộ ta cả ở phạm vi tổ chức và cá nhân; là sự thay đổi về chất của
tổ chức hoặc cá nhân, khiến cho tổ chức và cá nhân ấy không còn là chính mình nữa,
thậm chí chuyển về phía đốì lập.
"Tự chuyển
hóa" ở nước ta xuất hiện từ hai hướng: một mặt, đó là do âm mưu và hoạt động
tác động chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch (yếu tố bên ngoài); mặt
khác, đó là sự "tự chuyển hóa" của nội bộ (yếu tố" bên trong).
Hai hướng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Yếu tố bên ngoài thúc đẩy, tạo điều
kiện cho yếu tố" bên trong; yếu tô" bên trong tạo cơ hội và điều kiện
thuận lợi cho yếu tô bên ngoài. Trong đó, "tự chuyển hóa" bên trong sẽ
quyết định sự thay đổi về chính trị.
"Tự chuyển
hóa" diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị đời sống xã hội, từ chính
trị, kinh tế, văn hóa, đạo đức quốc phòng, an ninh, đối ngoại. "Tự chuyến
hóa" có thế diễn ra trong nội bộ Đảng, chính quyền Nhà nước (cả bộ phận lập
pháp, hành pháp, tư pháp) và trong xã hội. Nguy hiểm nhất là "tự chuyến
hóa" trong nội bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước. Thực tế cho thấy
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trước đây bắt nguồn từ sự "tự chuyển hóa"
ngay tron nội bộ ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như ban lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ở một số" nước Đông Âu.
"Tự diễn biến”,
"tự chuyển hóa" có cùng nguồn gốc và cùng dẫn tới làm suy yếu, rối loạn,
làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
"Tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan bên
trong, về tổ chức, đó là: sai lầm trong đường lốì chính trị, vai trò lãnh đạo của
Đảng hiệu lực quản lý của Nhà nước không được phát huy, kinh tế trì trệ, tụt hậu,
xã hội bất ổn, văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp; Đồng thời, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" còn do tác động khách quan của "diễn biến hòa
bình". Từ đó dẫn tới sự thay đổi trong nội bộ ta, theo chiều hướng xấu,
chiều hướng tiêu cực và sẽ tạo ra sự suy thoái, xuống cấp của chế độ, dẫn đến
chuyến hóa về bản chất thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa. Về cá nhân, đó là:
"lập trường tư tưởng không vững vàng, thiếu bản lĩnh chính trị, hoang
mang, dao động trước các tác động của các yếu tố" bên ngoài; thiếu tu dưỡng,
rèn luyện bản thân thường xuyên; không chủ động học tập, nghiên cứu sâu sắc chủ
nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,..."
Như vậy, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có cùng nguồn gốc,
có quan hệ tương hỗ, tác động qua lại với nhau là hệ quả nảy sinh từ phương thức,
thủ đoạn giống nhau và đều hướng tới làm suy yếu, rối loạn dẫn tối sụp đổ chế độ
xã hội chủ nghĩa.
"Tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" là hai giai đoạn kế tiếp và có quan hệ tương hỗ với
nhau.
Về thực chất, "tự
diễn biến" là sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực bên trong mỗi cá nhân
và tổ chức, trong hệ thống chính trị và trong xã hội; diễn ra từ những thay đổi
dần dần các quan niệm giá trị, từng bước xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những biểu hiện "tự diễn biến" đó nếu
không được khắc phục kịp thời và kiên quyết ngăn chặn sẽ dẫn đến "tự chuyển
hóa" - sự thay đổi bản chất, rời bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa và những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngả về chủ nghĩa tư bản.
"Tự chuyển
hóa" là quá trình đấu tranh giữa cái mặt tích cực và tiêu cực trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và trong mỗi con người. Trong đó, yếu tố"
tiêu cực và tư tưởng tư bản chủ nghĩa dần dần tăng lên; yếu tích cực, xã hội chủ
nghĩa suy thoái dần, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo
đức xã hội, quốc phòng, an ninh, đốí ngoại... Đây là quá trình biến đổi từ bên
trong chủ thể, đến một thời điểm nhất định,| sự biến đổi này sẽ làm cho đất nước
chuyển sang thể chế chính trị khác, không còn là chủ nghĩa xã hội nữa. "Tự
chuyển hóa" là kết quả của quá trình biến đổi từ bên trong chủ thể theo
chiều hướng từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến
bộ sang phản tiến bộ, từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa. Về cá nhân
cũng diễn biến theo chiều hướng từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu, từ tích cưc
sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ, từ lập trường tư tưởng chính trị
xã hội chủ nghĩa sang lập trường tư bản chủ nghĩa, thậm chí có trường hợp chống
đối lại chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, "tự diễn
biến" và "tự chuyển hóa" là hai quá trình khác nhau nhưng lại gắn
kết với nhau trong một quá trình vận động, biến đổi của đất nước cũng như trong
các tổ chức và mỗi con người. Quá trình diễn ra "tự diễn biến" cũng
là quá trình diễn ra "tự chuyển hóa" nhưng ở trong những giới hạn nhất
định. Đến một lúc nào đó thì từ "tự diễn biến" sẽ dẫn tới "tự
chuyển hóa" toàn bộ; lúc đó đất nước, tổ chức, con người sẽ thay đổi hoàn
toàn về bản chất chính trị. Quá trình diễn ra "tự diễn biến" làm cho
quá trình "tự chuyển hóa" diễn ra nhanh hơn. Và ngược lại, mỗi bước
"tự chuyển hóa" cũng thúc đẩy quá trình "tự diễn biến" mạnh
mẽ thêm.
IV. "Tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng ở
nước ta biểu hiện ở những mức độ nào.
Biểu hiện thứ nhất: Phai nhạt lý tưởng; thiếu tin tưởng vào chủ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là mức độ biểu hiện đầu tiên với dấu hiệu
đặc trưng là phai nhạt niềm tin, lý tưởng của cán bộ, đảng viên viên và nhân|
dân. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở mức độ phai nhạt lý
tưởng cách mạng, không kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa, dao động,
thiếu niềm tin, giảm sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai
không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức quan điểm lệch lạc; không còn ý
thức hết lòng vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách, nghĩa vụ. Sự phai nhạt
này không chỉ là cảm tính, tình cảm bước đầu mà có cả lý tính, lý trí. Những
người ở mức phai nhạt niềm tin thường thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, vào lý tưởng, mục tiêu, con độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng chưa đến mức độ không theo hoặc chống đốí.
Trong hoạt động thực tiễn, chủ nghĩa cá nhân ở
những người này trỗi dậy, chi phối; họ chỉ "lo cho bản thân", thực dụng
vì lợi ích cá nhân, gia đình, lợi ích nhóm; coi mục tiêu, lý tưởng cách mạng của
Đảng như là đồ "trang sức" cho con đường công danh, tiến thân của bản
thân; coi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là
"điều kiện" để trục lợi, đặc biệt triệt để lợi dụng kẽ hở, khoảng trống
trong chính sách, pháp luật để làm ăn phi pháp, chộp giật, mưu lợi cá nhân; lợi
dụng chức quyền đế xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể, của người khác.
Biểu hiện thứ hai: Xa rời dần
những nguyên tắc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, du nhập những tư tưởng, lý
luận phi mácxít. 'Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở mức độ này
thường là xa rời dần nguyên tắc và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, suy giảm niềm
tin nghiêm trọng; coi việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
giáo dục mục tiêu, lý tưởng cách mạng là không thật cần thiết, rút ngắn, cắt
xén nội dung học tập; sùng ngoại, say sưa với việc du nhập, quảng bá những tư
tưởng lý luận phi mácxít, tích cực "vận dụng", "học tập",
đòi đổi mới, cải cách về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh theo
"khuôn mẫu" phương Tây, không tính đến đặc điểm, đặc thù đất nước. Tuy
nhiên, những người ở mức độ này chưa đến mức đoạn tuyệt, hay muốn thay đổi chế
độ xã hội chủ nghĩa mà đòi hỏi "đục nước béo cò"; họ quan liêu, xa
dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân.
Biểu hiện thứ 3: Biến chất về chính trị, từ bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. "Tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" ở mức độ này là người đã biến chất về chính trị, từ bỏ chủ nghĩa Mác
- Lênin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhưng có thế họ còn ngụy trang, che giấu
kín đáo, hoặc chưa "công khai", nên khó phát hiện, nhận biết. Họ ít bộc
lộ tư tưởng, quan điểm chống đối của mình một cách trực tiếp, nhưng ngấm ngầm bằng
cách này hay cách khác tuyên truyền các quan điểm sai trái đối với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, về thực chất, những người này đã là "đồng minh" của các
thế lực thù địch cả trong tư tưởng và hành động thực tiễn, và bắt đầu đã đứng
cùng một trận tuyến với các thế lực thù địch để chống lại sự nghiệp cách mạng của
dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Biểu hiện thứ 4: Chống đối Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. 'Tự
diễn biến", "tự chuyến hóa" ở mức độ này đã chuyển hẳn về chất,
đã biến chất hoàn toàn về chính trị, có hành động chống đối Đảng và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Những người này đã thực sự ra mặt chống đối cách mạng không chỉ bằng
tư tưởng, quan điểm chính trị thù địch, mà còn bằng cả hành động. Họ đứng hẳn về
phía đối lập và được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần, tư tưởng, tổ chức
của các thế lực thù địch, phản động bên trong và bên ngoài. Trong hành động thực
tiễn, những người này ra sức xuyên tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, rằng "việc du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam là nguyên nhân của mọi tai họa, đưa đất nước vào vòng tăm tối, trì trệ";
kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ. Họ ra sức xuyên tạc đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc chế độ dân chủ, nhân quyền của
nước ta; phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực hiện đa đảng
đối lập. Họ thành lập các nhóm, các hội, các tổ chức trái pháp luật, thực chất
là phản động, nhằm tập hợp lực lượng, phát triển thanh thế, kêu gọi và nhận tài
trợ của bên ngoài để chông đối chế độ ta.
Vì vậy
giải pháp cơ bản, chiến lược, lâu dài: "chống" là nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách và phải kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị
cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, của nhân dân, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là
cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện
quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có hiệu quả, nhất là những
vụ việc gây bức xúc trong dư luận để củng cố" niềm tin của nhân dân đối với
Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trước hết là
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban thường vụ cấp
ủy các cấp. Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; đề cao pháp luật của
Nhà nước. Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
V. Nội dung, biện pháp phòng, chống "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng ở nước ta hiện nay
như thê nào?
1.
Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước hết, cần tăng cường công tác tư tưởng,
lý luận, bảo vệ và giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nhân tố" quyết định thắng lợi trong đấu
tranh phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Trên
lĩnh vực tư tưởng, các thế lực thù địch luôn tập trung xuyên tạc, vu cáo, mưu
toan xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện ý đồ làm
chuyển hóa thể chế chính trị ở nước ta. Trên thực tế đã có một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân phai nhạt niềm tin, lý tưởng cách mạng ở các mức độ khác
nhau, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa
sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa
theo những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước,
vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách, nghĩa vụ; thiếu tin tưởng vào chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào lý tưởng, mục tiêu, con đường độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Họ còn thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
vào đường lôi, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ
nghĩa cá nhân trỗi dậy, chi phối, họ hành động thực dụng vì lợi ích cá nhân,
gia đình, lợi ích nhóm. Vì vậy, cần phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
cán bộ, đảng viên và nhân dân.
2.
Tăng cường công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Công tác tư tưởng, lý luận có
vai trò, vị trí quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; khẳng định, bảo vệ và tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ vững sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc
đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X, Về công tác
tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã chỉ rõ: Công tác tư tưởng, lý
luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng;
là lĩnh vực trọng yếu đế xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, thể
hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng,
của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong
truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ
đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Đề cao lý tưởng, mục tiêu cách mạng, nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, phát triển lý luận cách mạng Việt Nam, nâng cao trình độ trí tuệ của
Đảng.
3-
Đấu tranh bảo vệ, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa, cần có biện pháp đấu tranh khắc phục thực trạng hiện nay là không ít cán
bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ phai nhạt lý tưởng, mà
còn thiếu niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa. Quá trình "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" bắt đầu từ mất niềm tin, mất phương hướng, từ bỏ lý
tưởng, mục tiêu cách mạng; du nhập tư tưởng, lý luận phi mácxít, sẵn sàng
"trở cờ" phản bội, đưa đất nước đi theo hướng khác, con đường khác
phi xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trong cả
nhận thức và hành động của một “số” người. Những vấn đề còn chưa rõ về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự điều chỉnh, những thế mạnh của chủ
nghĩa tư bản hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa có ảnh hưởng thường xuyên tới
nhận thức của cán bộ, đảng viên.
4.
Toàn Đảng cần kiên trì tiến hành cuộc đấu tranh phê phán hệ tư tưởng tư sản, tư
tưởng xã hội dân chủ, chủ nghĩa thực dụng, cần đấu tranh kiên quyết bảo vệ cương
lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, đặc biệt là mục tiêu, lý tưởng, con đường
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; phát triển đường lối đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đấu tranh bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối
quan hệ giữa các thiết chế quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa; có biện
pháp thiết thực củng cố và phát triển mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các tổ
chức trong hệ thống chính trị và nhân dân. Phê phán, bác bỏ các quan điểm, tư
tưởng và ý đồ thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Phát hiện
kịp thời những tư tưởng đối lập do các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội
gieo rắc trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; xử lý kịp thời
và nghiêm minh theo pháp luật đối vối các hoạt động phá hoại, không để các thế
lực thù địch tạo dựng ngọn cờ tập hợp được lực lượng. Nâng cao năng lực lãnh đạo
của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, xử lý
đúng đắn các mâu thuẫn nội bộ trong các tầng lớp nhân dân, không đế tích tụ, tạo
tâm lý bất bình trong xã hội đối với các cơ quan công quyền. Triển khai có hiệu
quả việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, cá nhân, ích kỷ, tham
nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc trong một bộ phận cán bộ, đảng viên;
nhất là phải phòng chống và đấu tranh có hiệu quả với 27 biểu hiện tự diễn biến
tự chuyển hóa mà Nghị quyết Trung ương IV(khóa XII) đã xác định.
Phải bảo vệ, giữ vững và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục
tiêu, lý tưởng cộng sản theo quan điểm của Đảng ta, tuy có những vấn đề cần bổ
sung, phát triển, song chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là học
thuyết cách mạng khoa học nhất, tiên tiến nhất, là "vũ khí tinh thần"
của giai cấp công nhân, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, nhân
dân ta nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta nói riêng.
Thượng tá Hoàng Đắc Nhất, Phó trưởng phòng Tuyên huấn