Thursday, November 29, 2018
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 30 tháng 11
Đây là khẳng định của Chủ tịch
Hồ Chí Minh mở đầu cho bài viết “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực
hành ngay”, đăng trên Báo Sự thật, số 103, dưới bút danh X.Y.Z, ngày
30 tháng 11 năm 1948.
Lúc này, phong trào cách mạng
thế giới đang phát triển mạnh mẽ, ở trong nước cuộc kháng chiến kiến quốc đang
được củng cố và phát triển dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ,
quân và dân ta vừa giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Việt Bắc đã góp phần cổ
vũ toàn dân, toàn quân hăng hái tham gia kháng chiến.
Thực
hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ và quân đội
nghiên cứu, đề ra các chính sách đúng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời
phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các chính sách đó trong mọi điều kiện hoàn
cảnh; tổ chức sự kiểm tra chu đáo, chặt chẽ việc triển khai thực hiện ở các
cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương. Từ đó, đã thu hút được đông đảo các lực
lượng tham gia kháng chiến, từ tầng lớp trí thức đến người dân lao động với tất
cả của cải vật chất, ý chí, tinh thần, nghị lực đã tạo nên sức mạnh tổng hợp
đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong
tình hình hiện nay, với đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính
sách, pháp luật phù hợp của Nhà nước đã đưa đất nước ta đạt được những thành
tựu bước đầu có ý nghĩa lịch sử: Kinh
tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng
bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh
được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời
sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và
ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Công
tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống
chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và
đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao.
Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vẫn gặp phải
sự chống phá của các thế lực thù địch, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên, tệ nạn tham nhũng, lãng phí,
chủ nghĩa cá nhân… đã ảnh hưởng đến việc thực hiện không đúng các quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện lời dạy của
Bác có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; là cơ sở để Đảng, Nhà nước và Quân đội tiếp tục xây
dựng chính sách đúng, phù hợp và thực hiện nghiêm túc ở các cấp, góp phần vào
thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Đối
với Quân đội ta càng phải thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác để quán triệt,
thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính
sách đối với người có công, chính sách hậu phương quân đội, đồng thời tham mưu
cho Đảng, Nhà nước có những chính sách đúng, phù hợp với tình hình phát triển
của thế giới, khu vực và trong nước. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trên cương vị chức
trách của mình, phải nêu cao tinh thần học tập và quán triệt sâu sắc lời dạy
của Bác bằng những việc làm và hành động thiết thực, hiệu quả, tuyên truyền vận
động nhân dân địa phương nơi đóng quân thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Wednesday, November 28, 2018
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 29 tháng 11
“Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng
minh rất trung thành của giai cấp công nhân” .
Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ chí
Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, Người viết
tháng 11 năm 1949.
Giai cấp nông dân là một lực lượng có vai trò hết sức quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nắm vững vai
trò và khả năng cách mạng của giai cấp nông dân nước ta, Đảng ta đã có đường lối
chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo ra phương pháp cách mạng thích hợp
với khả năng và truyền thống cách mạng của nông dân nước ta. Thực tiễn cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh rằng, liên minh công nông đã
làm cho uy tín và sức mạnh của giai cấp công nhân vượt xa số lượng; làm cho
giai cấp nông dân phát huy mạnh mẽ truyền thống và khả năng cách mạng của mình;
là cơ sở củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; là nền tảng vững chắc để
xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân;
là điều kiện cần thiết để chuyển cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò quan trọng
của nông dân đối với cách mạng Việt Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW "Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn" với quan điểm: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị
trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước… Giải quyết vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ,
có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Tuesday, November 27, 2018
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 28 tháng 11
“… Chỉ có hai hạng người không mắc
khuyết điểm: là đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người đã chết bỏ vào quan tài. Có
hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải
thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa”[1].
Là
lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói tại Hội nghị nghiên cứu
Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28 tháng 11 năm 1959, Báo Nhân
dân, số 2093, ngày 09 tháng 12 năm 1959.
Với thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc
điểm: Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự
lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới, miền Nam vẫn còn dưới
ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Đây cũng là thời điểm Đảng và Chính phủ,
các cấp và các ngành từ Trung ương đến địa phương tiến hành công tác sửa sai trong
cải cách ruộng đất ở miền Bắc một cách kiên quyết và toàn diện, trên tinh thần đề cao, thật thà tự
phê bình và phê bình để nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
Trong sinh hoạt và hoạt động
thực tiễn, mỗi con người và mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, có
mặt thuận lợi và khó khăn, có nhân tố tích cực và tiêu cực, có cái tiến bộ và
cái lạc hậu. Quá trình phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức như thế nào và
theo chiều hướng nào phụ thuộc chính vào cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa
các mặt tốt - xấu, thuận lợi - khó khăn, tích cực - tiêu cực đó. Mỗi người đảng
viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến bộ và phát triển thì phải phát huy
ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm,
phải đề cao và thật thà tự phê bình và phê bình.
Quán triệt và thực hiện tư
tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, trong suốt quá trình xây dựng và
hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tự phê bình và phê bình; coi đó là quy luật
phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý
thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp
quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường
bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn đề tự
phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp
trong Quân đội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đặc biệt là giáo dục về đạo đức cách mạng, làm cho cán bộ, đảng viên và quần
chúng hiểu rõ vai trò, sự cần thiết phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, mục
đích phương pháp tự phê bình và phê bình; duy trì, thực hiện nghiêm túc nền nếp
chế độ tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy đảng, các tổ chức trong đơn vị.
Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cao
trong đơn vị, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, cục bộ bè
phái, mất đoàn kết. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, xử lý
nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, xây dựng
tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ được giao./.
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 27 tháng 11
“... Các chú đã đánh bật giặc ra khỏi
Lào Cai. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú. Sau đây là những
việc cần phải làm ngay: …Thực hành chính sách toàn dân đại đoàn kết”[1].
Đây là lời 1/6 việc quan trọng cần phải làm
ngay theo chỉ huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong “Thư gửi chiến sĩ và cán bộ Lào Cai”, ngày 27 tháng 11 năm 1950,
Báo Sự thật, số 151, ngày 27 tháng 11 năm 1950.
Tháng 9 năm 1950, phối hợp với bộ đội chủ lực
của ta trong chiến dịch Biên giới, quân dân Lào Cai đã chiến đấu kiên cường lần
lượt giải phóng các địa phương trong tỉnh. Ngày 01 tháng 11 năm 1950 thị xã Lào
Cai (nay là thành phố Lào Cai) sạch bóng quân thù, chiến dịch Lê Hồng
Phong II kết thúc thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn được giải phóng. Với chiến công
to lớn của quân dân Lào Cai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới chiến sĩ và
cán bộ Lào Cai để động viên, khen ngợi và khích lệ kịp thời chiến thắng của
chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Lào Cai; Người đặc biệt quan tâm việc thực thi chính sách đại đoàn kết toàn
dân.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống
cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trọng nhân
nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm,
tâm hồn mỗi người con đất Việt, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các
thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, kết thành sức mạnh vô địch,
đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc
là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý
nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc đã trở thành một trong những bài học kinh nghiệm lớn, là
phương thức và cũng là điều kiện bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong mỗi giai
đoạn cách mạng.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, Đảng
bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang tỉnh và các đơn vị
quân đội đứng chân trên địa bàn Lào Cai đã quán triệt và thực hiện nghiêm chính
sách đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt quân với
dân, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn. Quan
tâm công tác đối ngoại nhân dân, xây dựng Lào Cai trở thành địa phương giàu
về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh, trở
thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh ở khu vực biên cương của Tổ quốc./.
Sunday, November 25, 2018
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 26 tháng 11
“Nhờ ai ta có hòa bình?
Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân”[1].
Câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
bài viết “Nhờ ai ta có hòa bình”, báo Nhân dân, số 273, ngày 26 tháng 11
năm 1954, bút danh “C.B”.
Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân
1953-1954 là thắng lợi to lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi này đã tạo một bước ngoặt quan trọng
trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kết Hiệp định
Giơnevơ, chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp; miền Bắc được giải phóng,
bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở, hậu phương vững
chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước vào năm 1975. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khắc ghi công ơn to lớn của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ,
những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì
nghĩa vụ quốc tế cao cả và cuộc sống độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân./.
Thursday, November 22, 2018
LỜI BÁC DẠY NGAY NÀY NĂM XƯA
Ngày 23 tháng 11
“… Noi
gương oanh liệt của Khởi nghĩa Nam bộ, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ và kháng
chiến mạnh mẽ lên mãi để phá âm mưu của giặc: lấy chiến tranh nuôi chiến tranh,
dùng người Việt đánh người Việt, đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước,
giành độc lập và thống nhất thực sự cho Tổ quốc”[1].
Đây là lời căn dặn, nhắc nhở của Bác viết trong “Thư gửi cán bộ,
chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ”, ngày 23 tháng 11 năm 1951, nhân kỷ niệm Ngày
Khởi nghĩa Nam Bộ (23/11/1940).
Cuộc khởi nghĩa Nam Bộ ngày 23 tháng 11 năm 1940 tuy không thành công,
nhưng đã để lại tấm gương oanh liệt, thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin
tưởng và sẵn sàng hy sinh của đồng bào các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Đặc biệt là Lời căn dặn, nhắc
nhở của Bác trong thời điểm này như tiếp thêm sức mạnh, cổ vũ động viên cán bộ,
chiến sĩ cả nước nói chung, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ nói riêng
trường kỳ kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giải
phóng đất nước.
Thấm nhuần lời nhắc nhở của Bác, với tinh thần và ý chí quật cường, cán
bộ, chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ tiếp tục đứng lên, cùng với đồng bào và chiến
sĩ cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh đuổi đế quốc Mỹ, chiến
đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Thực tế đã chứng minh, dù bất luận
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi tình huống, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào
Nam Bộ cùng với quân và dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã anh dũng
chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng quê hương, thống nhất nước
nhà và bảo vệ toàn vẹn độc lập, tự do của Tổ quốc, xứng đáng với danh hiệu cao
quý “Nam bộ thành đồng, đi trước về sau”.
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động;
tình hình Biển Đông luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, nguy cơ mất ổn định.
Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động
khủng bố vẫn diễn ra có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế
giới. Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực
của đất nước ta đã lớn mạnh, nhưng bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cơ hội và
thách thức vẫn đan xen các thế lực thù địch gia tăng thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ,
lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền... để can thiệp vào công
việc nội bộ nước ta, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân
ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nói chung, quân và dân
Nam bộ nói riêng không ngừng mài sắc cảnh giác, phát huy cao độ nội lực, sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững và tăng cường đoàn kết quân
dân, đoàn kết hữu nghị với nhân dân và Quân đội các nước theo truyền thống của
Đảng, của dân tộc và của Quân đội ta; kết hợp sức mạnh thời đại, tạo dựng thời
cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học tập và làm theo lời căn dặn của Bác Hồ năm xưa, Quân đội nhân dân
Việt Nam phải chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng và củng cố
nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc,
nâng cao tiềm lực quốc phòng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc
phòng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh,
chất lượng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Kết hợp chặt chẽ giữa quốc
phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại. Chú trọng xây dựng các khu kinh tế -
quốc phòng trên tuyến biên giới, vùng sâu, vùng xa, tạo thế trận quốc phòng -
an ninh bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân, xoá đói giảm nghèo, xây dựng “thế
trận lòng dân” vững chắc ở các địa bàn chiến lược. Tổ chức các lực lượng vũ
trang hợp lý, đồng bộ, cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân tự vệ, các quân binh chủng phù hợp với yêu cầu tác chiến mới. Tiếp tục
nâng cao chất lượng tổng hợp, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành
tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ
trong tình hình mới./.
Wednesday, November 21, 2018
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 22 tháng 11
“Anh hùng thật là những người bất cứ việc to việc nhỏ,
luôn luôn cố gắng, vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trích trong bài “Anh hùng giả và anh hùng thật”, đăng trên Báo Nhân dân, số
149, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11 năm 1953.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng, phát hiện, cổ vũ, động viên, phát
huy và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các
anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động… để nhân lên cái đẹp, đẩy lùi
cái xấu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bác đã dạy: “Một trăm bài diễn
thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người
có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người
ta bắt chước”.
Thấu triệt tư tưởng của Người, Đảng,
Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua - khen thưởng,
xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tôn vinh các anh hùng lực lượng vũ
trang, anh hùng lao động có sức lan tỏa sâu rộng, tạo nên động lực, cổ vũ, động
viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
cách mạng. Từng thời kỳ, từng giai đoạn, đều xuất hiện nhiều tấm gương người tốt,
việc tốt, những anh hùng tiêu biểu mẫu mực về nỗ lực vượt mọi khó khăn, gian khổ,
nói đi đôi với làm, nói ít là nhiều, làm có hiệu quả, không quản ngại hy sinh,
tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của tập thể lên
trên, lên trước, sống nghĩa tình, thủy chung… được mọi người tôn vinh, học tập
và noi theo.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp
lớp các thế hệ cán bộ, chiến Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng
và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các
phong trào của các cấp, các ngành và đã cụ thể hóa thành phong trào thi đua Quyết
thắng được triển khai sâu rộng và được cán bộ, chiến sĩ toàn quân, lực lượng
dân quân tự vệ tích cực hưởng ứng thực hiện với quyết tâm chính trị và trách
nhiệm cao. Toàn quân luôn tận trung với Đảng, với Tổ quốc, tận hiếu với nhân
dân, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự
do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Toàn quân đã xuất hiện nhiều tập thể,
cá nhân anh hùng tiêu biểu tinh thần vượt mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý
chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết,
thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu
hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với
danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng./.
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 22 tháng 11
“Anh hùng thật là những người bất cứ việc to việc nhỏ, luôn
luôn cố gắng, vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ” .
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trích trong bài “Anh hùng giả và anh hùng thật”, đăng trên Báo Nhân dân, số
149, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11 năm 1953.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác
thi đua - khen thưởng, phát hiện, cổ vũ, động viên, phát huy và nhân rộng những
tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các anh hùng lực lượng vũ
trang, anh hùng lao động… để nhân lên cái đẹp, đẩy lùi cái xấu, góp phần hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng. Bác đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng
một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Thấu triệt tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua - khen thưởng, xây dựng và nhân rộng
điển hình tiên tiến, tôn vinh các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động
có sức lan tỏa sâu rộng, tạo nên động lực, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cách mạng. Từng thời kỳ,
từng giai đoạn, đều xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, những anh
hùng tiêu biểu mẫu mực về nỗ lực vượt mọi khó khăn, gian khổ, nói đi đôi với
làm, nói ít là nhiều, làm có hiệu quả, không quản ngại hy sinh, tận tâm, tận lực
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của tập thể lên trên, lên trước,
sống nghĩa tình, thủy chung… được mọi người tôn vinh, học tập và noi theo.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ,
chiến Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu
quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các phong trào của các cấp,
các ngành và đã cụ thể hóa thành phong trào thi đua Quyết thắng được triển khai
sâu rộng và được cán bộ, chiến sĩ toàn quân, lực lượng dân quân tự vệ tích cực
hưởng ứng thực hiện với quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao. Toàn quân luôn
tận trung với Đảng, với Tổ quốc, tận hiếu với nhân dân, không ngại khó khăn,
gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh
phúc của nhân dân. Toàn quân đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng tiêu
biểu tinh thần vượt mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ
động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội,
gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của
Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ
Hồ” nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng./.
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM ẤY
Ngày 21 tháng 11
“… Kháng chiến
của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.”
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21 tháng 11 năm 1953, Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến 25
tháng 11 năm 1953.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự
thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng
lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến
dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực
Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải
phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho
kháng chiến. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ
Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động
viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao
cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp
chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã nêu
cao ý chí tự lực, tự cường vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng lực lượng góp
phần vào chiến thắng đông xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến
dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Tinh thần đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy, tạo nên
sức mạnh chiến đấu, chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ
quốc tế cao cả và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và
trung thành với sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ
phải tích cực học tập, quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn đề cao
cảnh giác, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn
luyện, nâng cao trình đội mọi mặt, chiến đấu anh dũng, chấp nhận hy sinh vì độc
lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của
nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, xứng
đáng với niềm tin yêu và danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân
tin tưởng, yêu mến trao tặng./.
Subscribe to:
Posts (Atom)