Wednesday, May 29, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA



Ngày 30/5/1949
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”[1].
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết: Thế nào là Cần, ký bút danh Lê Quyết Thắng, đăng trên báo Cứu quốc, số 1255, ra ngày 30 tháng 5 năm 1949. Bác đã đúc kết đức: cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất cần phải có của mỗi con người, giống như quy luật tất yếu của tự nhiên. Mỗi người, nhất là những người có vị trí ảnh hưởng đối với xã hội, đối với cộng đồng phải luôn phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành theo 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức tính cũng không thành người. Những lời dạy của Hồ Chí Minh về vai trò của cần, kiệm, liêm, chính đối với sự phát triển toàn diện con người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là những cơ sở khoa học, cách mạng để Đảng ta vận dụng trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài, vượt qua mọi cám dỗ, khó khăn, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra ngày càng nặng nề, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội phải luôn thấm nhuần lời dạy của Bác về vai trò của các đức cần, kiệm, liêm, chính đối với sự hình thành phẩm chất, nhân cách của mỗi người; kiên định, vững vàng về lập trường, quan điểm; tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; quan tâm xây dựng đơn vị, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của bộ đội; luôn nêu gương, đi đầu trong sinh hoạt, học tập, công tác, cổ vũ bộ đội phấn đấu học tập, noi theo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 6, tr. 117.

Thursday, May 23, 2019

Quân đoàn 4: Nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được Hội đồng khoa học nghiệm thu công nhận

LỜI NGƯỜI NĂM ẤY



Ngày 24/5/1957
Những hình ảnh hiếm về Bác Hồ vá»›i nÆ°á»›c Nga - Ảnh 1. 
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Vì trong bốn biển đều là anh em”[1]
Đó là những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong diễn văn tiễn Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Câu thơ trên khẳng định tình đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Để xây dựng, củng cố sự nghiệp đoàn kết cao cả ấy, Hồ Chí Minh cho rằng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, lệch lạc, như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại... Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi góp phần vào việc củng cố sự đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị. Đó là cơ sở lý luận để Đảng ta xác định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; có chính sách đối ngoại rộng mở; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với tinh thần Việt Nam  là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ toàn quân càn phải luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, đường lối đối ngoại rộng mở; coi hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng là một định hướng chiến lược, việc làm thường xuyên, quan trọng. Chú trọng thúc đẩy quan hệ về quốc phòng với các nước láng giềng, các nước có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước trong khu vực… tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại quốc phòng có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 10, tr. 558.

Wednesday, May 22, 2019

Lữ đoàn 434, Quân đoàn 4 xác định nhiều biện pháp bảo đảm an toàn trong kiểm tra 3 tiếng nổ cho chiến sĩ mới năm 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA



Ngày 23/5/1958
“Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được”[1].
Sáng ngày 23 tháng 5 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự và nói chuyện với Đại hội chiến sĩ thi đua nông nghiệp toàn quốc lần thứ III. Phần cuối bài nói chuyện, Người khẳng định: “Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được” nhằm khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm của hàng vạn chiến sĩ thi đua nông nghiệp và 12 triệu nông dân miền Bắc trong việc thi đua không ngừng tăng gia sản xuất, đẩy mạnh nông nghiệp nước nhà phát triển, để “theo kịp anh em Trung Quốc, tiến kịp anh em Liên Xô”. Câu nói trên đã trở thành nguồn động lực tinh thần khích lệ nhân dân miền Bắc vượt qua khó khăn đưa nền nông nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, và viện trợ cho miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Lời dạy của Bác về tinh thần thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm có ý nghĩa lớn đối với mọi người, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bởi lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, làm tốt, sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được quần chúng hưởng ứng và làm theo. Ngược lại, nói nhiều làm ít hoặc hứa mà không làm, làm cho xong sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng.
Học tập và làm theo lời Bác dạy:  “Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được”, đã được Quân đội ta cụ thể hóa trong 10 lời thề danh dự của người quân nhân cách mạng; 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân và trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội, chức trách nhiệm vụ của từng cán bộ, chiến sĩ… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu, nêu gương trước bộ đội, là lực lượng nòng cốt, hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết ở đơn vị, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn đoàn kết, gắn bó, nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 11, tr. 417.

Tuesday, May 21, 2019

LỜI NGƯỜI NĂM ẤY



Ngày 22/5/1950
“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích.
Hành mà không học thì hành không trôi chảy”[1].
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc huấn luyện học tập, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập vào tháng 5 năm 1950, Người đến dự và nói về mối quan hệ giữa học và hành. Theo Người, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời với hành, học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vốn đa dạng và phong phú. Học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Muốn thực hành tốt đòi hỏi người học phải được trang bị những tri thức, kiến thức. Quan điểm của Người đã trở thành bài học sâu sắc có tác dụng kêu gọi mọi người đem việc học gắn bó với thực tiễn nước nhà, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học đi đôi với hành cũng là nguyên lý giáo dục cơ bản của Đảng và Nhà nước ta; phê phán lối học suông, học cốt lấy chữ nghĩa, lấy mảnh bằng, lối học kinh viện, không nhằm mục đích phục vụ thực tiễn.
Thấm nhuần nguyên lý: "Học đi đôi với hành" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương nâng cao chất lượng dạy và học trong các hệ thống bậc học, cấp học, chung tay xây dựng một xã hội học tập, xem học tập như là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống và có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, học bằng nhiều cách. Học không chỉ là học văn hóa mà còn phải học các kiến thức khác để làm việc, để sáng tạo, để làm người, để sống tốt hơn, thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Nếu không, người học chỉ cần đạt đến mục tiêu có bằng cấp, không còn động lực học tập để có tri thức, để làm việc, để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Một nền giáo dục mà "cả nước là một xã hội học tập" sẽ là động lực thúc đẩy mọi người có trách nhiệm học tập, học tập để không bị lạc hậu và theo kịp bước tiến của khoa học, công nghệ, thời đại, để có điều kiện phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và phát triển bản thân.
Thực hiện Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác huấn luyện, giáo dục đào tạo trong quân đội luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với việc ban hành đồng bộ, hệ thống các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, mệnh lệnh huấn luyện hằng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tốt công tác huấn luyện, giáo dục đào tạo. Tư tưởng chỉ đạo học đi đôi với hành đã được cụ thể hóa trong 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp trong huấn luyện, đã trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong toàn quân những năm qua đáp ứng kịp thời phương hướng xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại./.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 6, tr. 361.

Friday, May 17, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA



Ngày 17/5/1946
“Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”[1].
Lời của Bác được trích trong bài “Bàn về phương pháp tác chiến”, được đăng trên Báo Cứu quốc, số 242, ngày 17 tháng 5 năm 1946, với bút danh Q.Th. thuật, thể hiện nhãn quan trong đánh giá tư duy, trí tuệ, tài năng của người làm tướng. Theo Bác, người làm tướng có mưu trí phải là người có mưu lược; trí sáng tạo; có phương pháp phân tích, phán đoán tình hình một cách khoa học, chính xác; hiểu địch, hiểu mình; biết phân tích thiên thời - địa lợi - nhân hoà; biết phát huy sở trường, sở đoản của quân mình, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của quân địch; biết tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân thù... Đây là yêu cầu không thể thiếu và là thước đo bản lĩnh, tài năng của một người cầm quân giỏi được Hồ Chí Minh vận dụng chỉ đạo việc giáo dục, rèn luyện năng lực và phẩm chất của người làm tướng, đáp ứng nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.  
Trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch... yêu cầu xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” đòi hỏi năng lực của người tướng lĩnh quân đội theo quan điểm của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó phải thực sự là người có tri thức toàn diện, giỏi về quân sự, sâu sắc, nhạy bén về chính trị, hiểu biết sâu rộng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị người cán bộ cấp tướng phải luôn chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao và thực hành tốt tự phê bình và phê bình; làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động; luôn tự soi, tự sửa; dự báo và xem xét thấu đáo các điều kiện khách quan, chủ quan khi ra các quyết định; sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể trong tổ chức thực hiện; gần gũi với cấp dưới, với bộ đội, là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 4, tr. 264.


Wednesday, May 15, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA



Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồNgày 16/5/1959
“Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nẩy nở rất dễ”[1].
Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài nói tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16 tháng 5 năm 1959. Bác chỉ rõ: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù”. Bác căn dặn ngành Công an muốn làm tròn nhiệm vụ, phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống thói so bì đãi ngộ, chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể... Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, theo Hồ Chí Minh là gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ hơn cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, bởi nó ẩn sâu trong tư tưởng, suy nghĩ và hành vi của mỗi cá nhân, không dễ gì nhận thấy và cũng không dễ gì đánh đổ. Việc chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính, trong đó có những cán bộ ngành Công an.
Lời dạy của Bác có giá trị bền vững, có ý nghĩa sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy Nhà nước ta hiện nay. Học tập và làm theo Bác, chống chủ nghĩa cá nhân, các cấp uỷ, tổ chức đảng, trước hết là chi bộ cần coi trọng khâu giáo dục, nâng cao nhận thức, tăng cường quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên, xây dựng động cơ phấn đấu đúng đắn của quần chúng, để họ hiểu vào Đảng không phải là để thăng quan tiến chức mà là để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi người phải tự cảnh giác với chính mình, vượt qua được những tiêu cực, cám dỗ của lợi ích vật chất và những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; cảnh giác trước sự chống phá, mua chuộc, dụ dỗ của kẻ thù.
Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng luôn tự hào về phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phát huy vai trò tiền phòng, gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người chính ủy, chính trị viên, chỉ huy cơ quan, đơn vị gương mẫu học tập, rèn luyện chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; kiên quyết đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tiêu cực xảy ra; ra sức xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 12, tr. 222.


Monday, May 13, 2019

Quân đoàn 4 tổ chức học tập, quán triệt Luật Quốc phòng năm 2018

LỜI NGƯỜI NĂM ẤY



Ngày 13/5/1955
“Việc gì cũng phải có lãnh đạo thì mới thành công”.[1]
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đổi công toàn quốc năm 1955. Đây là thời kỳ phong trào tổ đổi công đang phát triển mạnh, rất cần  thiết có sự tổng kết, trao đổi kinh nghiệm giữa các các khu, tỉnh, huyện, xã, các tổ trưởng tổ đổi công trên toàn miền Bắc và một số địa phương ở miền Nam. Bác ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định vai trò to lớn của công tác lãnh đạo, chỉ đạo nói chung, lãnh đạo, chỉ đạo phong trào tổ đổi công nói riêng, đồng thời, định hướng phương châm, nguyên tắc, phương pháp tổ chức của các tổ chức đảng, nhất là trong công tác lãnh đạo phong trào xây dựng tổ đổi công - bước đầu tiên đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa.
 Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng ta đã không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trên thực tiễn và được hiến định vững chắc trong các bản Hiến pháp trước đây và trong Điều 4, Hiến pháp năm 2013 “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội…”
          Lịch sử hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp v mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam - đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nguyên nhân và cũng là kết quả giúp cho Quân đội ta chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo trước đây và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trong trong xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại giai đoạn hiện nay. Mọi hoạt động quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật… trong quân đội đều được đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, điều hành của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp.
          Hiện nay, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, chống phá quân đội với việc hô hào đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp năm 2013, cổ vũ cho việc “phi chính trị hóa quân đội”… đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của đơn vị, của bộ đội; cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu trước cấp dưới, trước bộ đội, để bộ đội học tập và noi theo./.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 9, tr 467
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr  113.

Quân đoàn 4 hoạt động tri ân tại vùng căn cứ cách mạng Tân Châu, Tây Ninh

Wednesday, May 8, 2019

LỜI BÁC NĂM XƯA



Ngày 09/5/1954
“Dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Không tham nhiều, không nhồi sọ. Dạy một cách thiết thực. Lý luận gắn chặt với thực hành”

Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục chi bộ và cốt cán ở nông thôn, năm 1954.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, quân và dân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ và tiến hành việc cải cách ruộng đất. Do vậy, yêu cầu đặt ra phải sớm xây dựng những cán bộ cốt cán gương mẫu, nhất là ở nông thôn để làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đạt được nguyện vọng của quần chúng. Phương pháp giáo dục dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, lí luận gắn với thực hành của Người thực sự đem lại hiệu quả tích cực, không gây áp lực, mang đến sự hào hứng và nhu cầu học tập thiết thực cho người học, để hiểu biết thêm, nâng cao thêm trình độ, gắn lý thuyết đã học vào giải quyết các công việc do thực tiễn đặt ra. Lời Bác dạy, là những chỉ dẫn quan trọng về phương pháp trong giáo dục, huấn luyện cán bộ, coi trọng cán bộ cấp huyện, xã, góp phần không nhỏ vào việc đào tạo một đội ngũ cán bộ cốt cán, thạo việc, tư tưởng thông, lập trường vững, giải quyết tốt các công việc mà Đảng và Nhà nước giao phó và các vấn đề phát sinh từ thực tiến…
Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, công tác giáo dục, nhất là giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở cơ sở, chi bộ, được cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, địa phương coi là công việc thường xuyên, gắn với chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ… đã có nhiều chuyển biến quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện trong Quân đội được Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp uỷ, chỉ huy các cấp trong toàn quân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, khoa học, sáng tạo, đã tích cực đổi mới huấn luyện theo hướng "cơ bản, thiết thực, vững chắc", coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu ở các cấp, huấn luyện cơ bản cho các đối tượng, trên tất cả các nội dung, theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ phân đoạn đến tổng hợp, từ luyện tập tổng hợp đến diễn tập vòng tổng hợp có bắn chiến đấu; kết hợp huấn luyện lý thuyết với thực hành, lấy huấn luyện thực hành làm chính; kết hợp huấn luyện với rèn luyện, huấn luyện chính khóa với huấn luyện ngoại khóa… đã trực tiếp nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy tác chiến của cán bộ, khả năng làm chủ vũ khí trang bị của bộ đội, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ chiến đấu của đơn vị, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.