Thursday, November 28, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA


Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ
Ngày 29 tháng 11                                                                              “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân”[1].
Đây là khẳng định của Chủ tịch Hồ chí Minh trong thư gửi Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, Người viết tháng 11 năm 1949.
Giai cấp nông dân là một lực lượng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định những đóng góp to lớn của nông dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nắm vững vai trò và khả năng cách mạng của giai cấp nông dân nước ta, Đảng ta đã có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn và sáng tạo ra phương pháp cách mạng thích hợp với khả năng và truyền thống cách mạng của nông dân nước ta. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh rằng, liên minh công nông đã làm cho uy tín và sức mạnh của giai cấp công nhân vượt xa số lượng; làm cho giai cấp nông dân phát huy mạnh mẽ truyền thống và khả năng cách mạng của mình; là cơ sở củng cố, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; là nền tảng vững chắc để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân; là điều kiện cần thiết để chuyển cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Thấu triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò quan trọng của nông dân đối với cách mạng Việt Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" với quan điểm: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước… Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân./.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.7, tr.248.

Wednesday, November 27, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ
Ngày 28 tháng 11
         … Chỉ có hai hạng người không mắc khuyết điểm: là đứa bé còn ở trong bụng mẹ và người đã chết bỏ vào quan tài. Có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm. Nhưng khi có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình, hoan nghênh người khác phê bình và kiên quyết sửa chữa[1].
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói tại Hội nghị nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28 tháng 11 năm 1959, Báo Nhân dân, số 2093, ngày 09 tháng 12 năm 1959.
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm: Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới, miền Nam vẫn còn dưới ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Đây cũng là thời điểm Đảng và Chính phủ, các cấp và các ngành từ Trung ương đến địa phương tiến hành công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc một cách kiên quyết và toàn diện, trên tinh thần đề cao, thật thà tự phê bình và phê bình để nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.    
Trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn, mỗi con người và mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, có mặt thuận lợi và khó khăn, có nhân tố tích cực và tiêu cực, có cái tiến bộ và cái lạc hậu. Quá trình phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức như thế nào và theo chiều hướng nào phụ thuộc chính vào cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt tốt - xấu, thuận lợi - khó khăn, tích cực - tiêu cực đó. Mỗi người đảng viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến bộ và phát triển thì phải phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, phải đề cao và thật thà tự phê bình và phê bình.
Quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tự phê bình và phê bình; coi đó là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn đề tự phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Quân đội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt là giáo dục về đạo đức cách mạng, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ vai trò, sự cần thiết phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, mục đích phương pháp tự phê bình và phê bình; duy trì, thực hiện nghiêm túc nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy đảng, các tổ chức trong đơn vị. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cao trong đơn vị, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, cục bộ bè phái, mất đoàn kết. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.


[1] H. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.12, tr.335-336.

Tuesday, November 26, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

Ngày 27 tháng 11
... Các chú đã đánh bật giặc ra khỏi Lào Cai. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú. Sau đây là những việc cần phải làm ngay: …Thực hành chính sách toàn dân đại đoàn kết[1].
Đây là lời 1/6 việc quan trọng cần phải làm ngay theo chỉ huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi chiến sĩ và cán bộ Lào Cai”, ngày 27 tháng 11 năm 1950, Báo Sự thật, số 151, ngày 27 tháng 11 năm 1950.
Tháng 9 năm 1950, phối hợp với bộ đội chủ lực của ta trong chiến dịch Biên giới, quân dân Lào Cai đã chiến đấu kiên cường lần lượt giải phóng các địa phương trong tỉnh. Ngày 01 tháng 11 năm 1950 thị xã Lào Cai (nay là thành phố Lào Cai) sạch bóng quân thù, chiến dịch Lê Hồng Phong II kết thúc thắng lợi, Lào Cai hoàn toàn được giải phóng. Với chiến công to lớn của quân dân Lào Cai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới chiến sĩ và cán bộ Lào Cai để động viên, khen ngợi và khích lệ kịp thời chiến thắng của chiến sĩ và nhân dân các dân tộc Lào Cai; Người đặc biệt quan tâm việc thực thi chính sách đại đoàn kết toàn dân.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, trọng nhân nghĩa, khoan dung, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người con đất Việt, trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một trong những bài học kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều kiện bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang tỉnh và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn Lào Cai đã quán triệt và thực hiện nghiêm chính sách đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững mối quan hệ gắn bó máu thịt quân với dân, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn. Quan tâm công tác đối ngoại nhân dân, xây dựng Lào Cai trở thành địa phương giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên cương của Tổ quốc.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.6, tr.494.  

Monday, November 25, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

Ngày 26 tháng 11
“Nhờ ai ta có hòa bình?
Nhờ người chiến sĩ quên mình vì dân”[1].
Câu thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Nhờ ai ta có hòa bình”, báo Nhân dân, số 273, ngày 26 tháng 11 năm 1954, bút danh “C.B”.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là thắng lợi to lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thắng lợi này đã tạo một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc sự đô hộ của thực dân Pháp; miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở, hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khắc ghi công ơn to lớn của hàng triệu anh hùng, liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do, vì chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả và cuộc sống độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân.


[1] . Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.9, tr.136.

Thursday, November 21, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

Ngày 22 tháng 11
Anh hùng thật là những người bất cứ việc to việc nhỏ, luôn luôn cố gắng, vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ[1].
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài Anh hùng giả và anh hùng thật”, đăng trên Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 11 năm 1953.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác thi đua - khen thưởng, phát hiện, cổ vũ, động viên, phát huy và nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động… để nhân lên cái đẹp, đẩy lùi cái xấu, góp phần hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bác đã dạy: Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Thấu triệt tư tưởng của Người, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua - khen thưởng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, tôn vinh các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động có sức lan tỏa sâu rộng, tạo nên động lực, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ cách mạng. Từng thời kỳ, từng giai đoạn, đều xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, những anh hùng tiêu biểu mẫu mực về nỗ lực vượt mọi khó khăn, gian khổ, nói đi đôi với làm, nói ít là nhiều, làm có hiệu quả, không quản ngại hy sinh, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của tập thể lên trên, lên trước, sống nghĩa tình, thủy chung… được mọi người tôn vinh, học tập và noi theo.
Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các phong trào của các cấp, các ngành và đã cụ thể hóa thành phong trào thi đua Quyết thắng được triển khai sâu rộng và được cán bộ, chiến sĩ toàn quân, lực lượng dân quân tự vệ tích cực hưởng ứng thực hiện với quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao. Toàn quân luôn tận trung với Đảng, với Tổ quốc, tận hiếu với nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Toàn quân đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng tiêu biểu tinh thần vượt mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng./.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.8, tr.338.

Wednesday, November 20, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

Ngày 21 tháng 11
… Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.[1].
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21 tháng 11 năm 1953, Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21 đến 25 tháng 11 năm 1953.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến. Ngày 20 tháng 11 năm 1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã nêu cao ý chí tự lực, tự cường vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng lực lượng góp phần vào chiến thắng đông xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Tinh thần đó tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy, tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thấu triệt lời Bác dạy, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và trung thành với sự lãnh đạo “Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tích cực học tập, quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Bác, luôn đề cao cảnh giác, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình đội mọi mặt, chiến đấu anh dũng, chấp nhận hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng”, xứng đáng với niềm tin yêu và danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng./.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.8, tr.336.  


LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA


Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ
Ngày 20 tháng 11
Đoàn kết là sức mạnh. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết chặt chẽ xung quanh Trung ương[1].
Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói chuyện tại “Hội nghị cán bộ trung, cao cấp quân đội”, tháng 11 năm 1956.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chăm lo xây dựng sự đoàn kết thống nhất cho toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn quân và đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Rất nhiều những bài viết, bài nói chuyện của Người với đồng bào, đồng chí, với bạn bè, anh em Bác đều căn dặn, nhắc nhở phải giữ gìn sự đoàn kết và khẳng định đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là chìa khoá của mọi thành công. Trong đó, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng nói chung, đoàn kết trong Trung ương nói riêng luôn được Người coi là vấn đề quan trọng, mang ý nghĩa sống còn để giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Lời căn dặn trên của Bác có ý nghĩa sâu sắc, vì Người đã sớm nhận thấy vai trò to lớn, ý nghĩa sống còn của vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong Trung ương và khẳng định đây chính là nguồn gốc của sức mạnh, là then chốt của mọi thành công. Thực tiễn chứng minh, bằng sức mạnh đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong Trung ương, Đảng đã lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nói một cách khác, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và Trung ương là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức mạnh và sự cần thiết phải giữ gìn sự đoàn kết vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là trong công tác xây dựng Đảng. Thực hiện lời dạy của Bác, đoàn kết thống nhất trong Đảng nói chung và Ban Chấp hành Trung ương nói riêng phải trên cơ sở thấu triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, đúng đắn của Đảng. Luôn nhất quán với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; quyết tâm xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh để quy tụ mọi tổ chức đảng, đảng viên và quần chúng nhân dân xung quanh Đảng và Ban Chấp hành Trung ương tất cả vì mục tiêu cao đẹp đó. Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quy định về tự phê bình và phê bình trong Đảng; thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Đối với Quân đội ta, thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải xây dựng sự đoàn kết thống nhất ngay từ trong các cơ quan, đơn vị nơi mình công tác, từ cấp ủy, chi bộ đến Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; toàn quân đoàn kết, thống nhất một lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.10, tr.446. 

Monday, November 18, 2019

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 19 tháng 11
… Rất mong các đồng chí chiến sĩ và cán bộ ta hết sức cẩn trọng trong mọi cử chỉ, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác![1].
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Nhân dân với Quân đội”, đăng trên Báo Nhân dân, số 267, ra ngày 19 tháng 11 năm 1954.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta vừa kết thúc (07/5/1954). Miền Bắc được giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong cuộc kháng chiến này, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức anh dũng trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ, đã lập được những chiến công rực rỡ, ghi vào lịch sử kháng chiến vĩ đại của dân tộc những trang sử oanh liệt nhất, được bạn bè quốc tế, quân đội và nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới khâm phục, đánh giá cao. Tuy nhiên, khi Bác nghe phản ánh về một số cán bộ, chiến sĩ ra đường không được chỉnh tề như đội mũ lệch, cúc áo không cài tử tế, cưỡi xe bình bịch lượn chơi phố, đánh “tú lơ khơ” ngoài đường để đồng bào nhầm tưởng là đánh bạc. Bác cho rằng, những chú ý đó của đồng bào là đúng, vì đồng bào muốn quân đội của mình phải gương mẫu về mọi mặt, không những chiến đấu dũng cảm, mà cần phải có thái độ nghiêm trang, để cho thế giới đều thấy rằng “Quân đội Cụ Hồ có khác”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở, chỉ bảo ân cần và sát sao đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ phải nghiêm túc trong sinh hoạt cũng như tác phong ăn mặc để xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân đã tin tưởng, yêu mến và trao tặng.
Lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng quan trọng trong nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ, quyết tâm thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Quân đội ta tiếp tục đẩy mạnh xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần thường xuyên thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, phong trào thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động của các cấp, các ngành... Trong mọi điều kiện, hoàn cảnh phải luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ”, giữ vững tư thế, tác phong quân nhân; từ lời nói đến hành động phải thể hiện sự chân thành, khiêm tốn, yêu thương, kính trọng, lễ phép trước nhân dân, thật sự coi nhân dân là cha mẹ” của quân đội. Tuyệt đối không được sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, không làm điều gì tổn hại đến tình cảm mật thiết và mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, thực hiện quân với dân một ý chí, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu như Bác Hồ thường căn dặn. Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện vi phạm kỷ luật trong quan hệ quân dân, phê phán các hiện tượng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với nhân dân./.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.9, tr.128.

LỜI NGƯỜI NĂM ẤY

Kết quả hình ảnh cho ảnh bác hồ

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 18 tháng 11
… Muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật sự...[1].
Đây là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nội dung trả lời phỏng vấn nhà báo Phêlích Gơrin (nhà báo người Anh), ngày 18 tháng 11 năm 1965, để giải thích về lập trường của Việt Nam trước đề nghị thương lượng của phía Mỹ; Báo Nhân dân đăng trên số 4266, ngày 09 tháng 12 năm 1965.
Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam buộc phải đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược cũng chỉ với khát khao đất nước được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình, tự do. Từ khát vọng cháy bỏng đó mà nhân dân Việt Nam đã không tiếc mồ hôi, nước mắt, máu xương của biết bao thế hệ cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, no ấm, hạnh phúc của mình. Lời khẳng định “... Muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật sự...” của Bác như là một chân lý, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là một giá trị to lớn trong học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự do, vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
Thấu triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về giá trị to lớn của hòa bình và điều kiện tiên quyết để có được hòa bình thực sự, Đảng ta chủ trương phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước là lợi ích cao nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các thuận lợi từ bên ngoài, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, vừa hợp tác vừa đấu tranh, gia tăng hợp tác, tránh xung đột đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc... Đối với Quân đội ta, phải trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thường xuyên nắm chắc tình hình, đánh giá chính xác, tham mưu sắc bén cho Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ,. Ngành Trung ương, các lực lượng và các địa phương chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống./.


[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.14, tr.664.

Wednesday, November 6, 2019

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA


Kết quả hình ảnh cho cach mang thang 10
Ngày 07 tháng 11
 … Nhờ Cách mạng Tháng Mười thành công mà một thế giới mới đã ra đời và ngày càng phồn vinh, càng mạnh mẽ như hoa nở mùa Xuân”[1].
Đây là sự đánh giá, ghi nhận về thắng lợi vĩ đại cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trích trong bài viết “Vui vẻ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười” gửi Báo Sự thật (Liên Xô), Báo Nhân dân, đăng số 2061, ngày 07 tháng 11 năm 1959.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và những gì mà cuộc cách mạng này tạo ra có sức lan tỏa, cổ vũ, lôi cuốn, thúc đẩy mãnh liệt đối với phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của thực dân, đế quốc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh. Đối với Việt Nam, “đi theo con đường cách mạng vô sản”, con đường của Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga cho tới nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do và quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững thành quả cách mạng, hoà bình, môi trường chính trị - xã hội ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao toàn diện chất lượng cuộc sống nhân dân.
Ngày nay, thế giới đã có những biến động, thay đổi to lớn, sâu sắc, với không ít những thách thức về chính trị, an ninh, kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ… Song, thành quả của Cách mạng Tháng Mười vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, thời đại, đã và đang thôi thúc giai cấp công nhân và những người tiến bộ tiếp tục cống hiến, hy sinh không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới hòa bình, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bình đẳng, bác ái, không còn áp bức, bóc lột, không còn những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến xung đột, chiến tranh - đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đối với nước ta, bước vào giai đoạn cách mạng mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch, phản động, chống đối tuy thất bại nhưng vẫn không chịu từ bỏ âm mưu, ý đồ chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng với mọi phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Nhiệm vụ cách mạng thay đổi đặt ra yêu cầu cấp bách cho lực lượng vũ trang nhân dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân phải kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tuyệt đối không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống./.


[1] . Hồ Chí Minh: Toàn tập,  Sđd, t.12, tr.321.