Wednesday, June 30, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 01/7/1942

“Ong kia yêu giống, yêu nòi,

 Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.

 Bây giờ ta thử so bì,

Ong còn đoàn kết, huống chi là người!”

Khổ thơ trên của Hồ Chí Minh được trích trong bài thơ: “Con cáo và tổ ong”, đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 130, ngày 01 tháng 7 năm 1942. Đây là thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt, ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng, dâng Đông Dương cho Nhật, cơ hội giải phóng dân tộc đã xuất hiện, cần phải nhanh chóng tổ chức đoàn kết tập hợp toàn dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Thông qua những câu thơ trên, Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mọi người về tình yêu thương giống nòi và sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống "lấy nhỏ chống mạnh", nhưng được nâng lên thành phương pháp hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng. Thực hiện lời dạy của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh tiến hành cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân. Tư tưởng của Người được Đảng ta vận dụng thành công trong suốt hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc để giành được những thắng lợi vẻ vang.

Đã gần 80 năm trôi qua, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, kêu gọi mọi người dân hợp sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gay gắt đang đặt ra cho dân tộc ta cả thời cơ và thách thức to lớn. Thực tế đó đòi hỏi hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để có thể phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thấu triệt lời Bác dạy, hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế để tạo nên sức mạnh hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của quân đội đã trở thành lời thề danh dự của mỗi cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp góp phần xây dựng nên truyền thống vẻ vang và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết quý trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, tập 3, tr.274

 


LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 30/6/1947

 “Mỗi đồng chí phải là người kiểu mẫu trong sự hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc, cho đồng bào

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Điện văn gửi Ban chấp hành Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30 tháng 6 năm 1947. Đây là thời điểm, sau khi nước nhà mới giành độc lập chưa được bao lâu, thực dân Pháp lại dã tâm quay lại xâm lược nước ta.

Lời dạy “Mỗi đồng chí phải là người kiểu mẫu trong sự hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc, cho đồng bào” có ý nghĩa thiết thực, không chỉ là yêu cầu đối với các đồng chí trong Đảng Dân chủ, mà còn suy rộng ra tất cả các đồng chí cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mỗi người phải là người kiểu mẫu trong sự hy sinh phấn đấu cho Tổ quốc, cho đồng bào. Phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân; phải gương mẫu, đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng, tiếp tục đưa đất nước phát triển tiến lên. Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng luôn nêu cao tính tiền phong gương mẫu, tích cực, tự giác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Đảng thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, trước yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, không những là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động mà còn là yêu cầu đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải đề cao trách nhiệm, phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu, gương mẫu đi đầu trong thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thật sự là những cán bộ có tâm, có tầm, vì nước, vì dân, là tấm gương sáng để quần chúng nhân dân học tập và làm theo.

Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, mỗi cán bộ, chiến sĩ càng phải ra sức học tập và thực hiện tốt lời căn dặn của Bác. Trên từng cương vị, chức trách được giao, mỗi quân nhân phải nâng cao nhận thức, kiên định lập trường cách mạng; không ngừng phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn, gian khổ; ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Càng trong khó khăn, gian khổ bản lĩnh chính trị, niềm tin và ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ quân đội càng phải được khẳng định, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân./.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 5, tr.185.


Monday, June 28, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 29/6/1963

 “Nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân lương thiện trên thế giới ai cũng muốn hòa bình. Nhưng phải đoàn kết đấu tranh chống đế quốc thực dân thì mới giành được hòa bình thật sự”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài: “Hòa bình kiểu Mỹ tức là binh họa”, với bút danh “Chiến sĩ”, đăng trên báo Nhân dân, số 3380, ngày 29 tháng 6 năm 1963.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên khát vọng, mong muốn được hòa bình của nhân dân lương thiện thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng; đồng thời, là lời kêu gọi nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh chống đế quốc thực dân thì mới giành được hòa bình thật sự.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, hi sinh để giành độc lập, thống nhất đất nước, nhân dân được sống trong hòa bình và đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Song lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa thực tiễn, được Đảng ta cụ thể hóa trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội phải luôn nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng; tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy. Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 14, tr.131.

Sunday, June 27, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 28/6/1966

 “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn

Là nội dung huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục, họp tháng 6 năm 1957.

Theo Bác, trong giáo dục cần làm cho học sinh biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ cho học sinh luôn được vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, trẻ trung của tuổi thơ, được hưởng quyền dân chủ, được vui chơi và học hành tiến bộ, mang lại cho trẻ em niềm hạnh phúc khi được sống cùng cha mẹ. Để làm được điều đó, giáo dục gia đình giữ vai trò rất quan trọng.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về tầm quan trọng của gia đình, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước, luôn xác định gia đình là tế bào của xã hội. Ngày 28 tháng 6 năm 2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg, chọn ngày 28 tháng 6 hằng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Ngày Gia đình Việt Nam là dấu mốc quan trọng để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về những người thân yêu, qua đó nuôi dưỡng tình cảm đẹp, những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay về.

Hoạt động của Quân đội là loại hình lao động đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ cơ bản sống xa gia đình, gắn bó với đơn vị; do vậy, với mỗi người lính gia đình luôn có vị trí đặc biệt trong tâm tư, tình cảm và trách nhiệm của mỗi người. Để xây dựng được tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội, gắn bó giữa bộ đội với cơ quan, đơn vị, các mô hình: “Đơn vị là nhà, cán bộ, chiến sĩ đều là anh em”, “Đảo là nhà, tàu là nhà, biển cả là quê hương”, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”…đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực đã góp phần quan trọng xây dựng tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội, đoàn kết quân dân và sự gắn bó của bộ đội với cơ quan, đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.




[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 10, tr.591.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 



Ngày 27/6/1968

 “Phải luôn luôn cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, ra sức chiến đấu mạnh, sản xuất tốt, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Thư khen quân và dân miền Bắc, ngày 27 tháng 6 năm 1968. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân miền Nam đang đánh mạnh, thắng to; quân và dân miền Bắc vừa lập công bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000 của giặc Mỹ xâm lược leo thang phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất lớn, không chỉ động viên, khen ngợi quân và dân miền Bắc mà còn nhắc nhở quân và dân hai miền Nam - Bắc phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, đoàn kết chặt chẽ, đồng tâm hợp lực, ra sức chiến đấu mạnh, sản xuất tốt; đồng thời, phải coi trọng việc phát huy ưu điểm, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau thi đua trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Hưởng ứng lời dạy của Bác, toàn dân và toàn quân ta hăng hái chiến đấu đánh giặc lập công, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo động lực vật chất, tinh thần cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi.

Ngày nay, đất nước hòa bình, thống nhất, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuy nhiên các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, “phi chính trị hóa” quân đội nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Do vậy, học tập và làm theo lời dạy của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; làm chủ vũ khí trang bị; gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 15, tr.467.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 26/6/1959

 “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có tinh thần xã hội chủ nghĩa, muốn có tinh thần xã hội chủ nghĩa phải đánh bại chủ nghĩa cá nhân” 

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện với sinh viên đại học, ngày 26 tháng 6 năm 1959. Đây là thời điểm miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã  chỉ rõ cho nhân dân ta nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng nhận thức đúng đắn, đầy đủ bản chất của chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Bác và nhân dân ta đã lựa chọn; thức tỉnh tinh thần toàn dân tộc, trong đó có sinh viên, phải nêu cao ý thức và có tinh thần xã hội chủ nghĩa, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp vĩ đại đó của dân tộc; đồng thời, kiên quyết đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi đời sống xã hội, một trong những cản trở lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp sinh viên Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ, ra sức học tập, rèn luyện tốt, chăm chỉ lao động và vượt qua khó khăn, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân để trở thành chủ nhân tương lai của nước nhà, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cách mạng.

Ngày nay, cả nước đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nhiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lời dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị, là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong tự phê bình và phê bình, đấu tranh bài trừ chủ nghĩa cá nhân ra khỏi đời sống xã hội.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam phải luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, tích cực học tập, rèn luyện, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, luôn đặt công việc, lợi ích của tập thể lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân; không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; làm chủ vũ khí trang bị; kiên quyết đấu tranh với tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, cục bộ địa phương, thờ ơ, vô cảm… sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người quân nhân cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 12, tr.247.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 25/6/1952

 “Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ, gây tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người.”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất, ngày 25 tháng 6 năm 1952. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương sự cố gắng của ngành Hậu cần Quân đội trong bảo đảm đời sống cho bộ đội, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và Bác yêu cầu cán bộ, chiến sĩ quân đội phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, kiên quyết chống tham ô, lãng phí. Đồng thời, Người chỉ rõ cách để phòng chống tham ô, lãng phí tốt nhất, hiệu quả nhất là phải thực hành dân chủ, đề cao tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành Hậu cần Quân đội đã nêu cao ý thức phục vụ, thực hành tiết kiệm, bảo đảm tốt chế độ, tiêu chuẩn cho bộ đội, kinh tế công khai minh bạch, không để xảy ra tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản của Đảng, Nhà nước, quân đội, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; lời dạy của Bác càng có ý nghĩa quan trọng giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của dân chủ, tự phê bình và phê bình trong chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm của mỗi quân nhân trong thực hành dân chủ, thực hành tự phê bình và phê bình; bảo đảm đúng, đủ tiêu chuẩn, chế độ cho bộ đội; tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí có hiệu quả. Quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, qui định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phòng chống tham nhũng, lãng phí; các cơ quan, đơn vị cần đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, mở rộng dân chủ, minh bạch chế độ, chính sách; bồi dưỡng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 7, tr.434.

Wednesday, June 23, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 24/6/1960

        “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải lao động tốt. Muốn lao động tốt thì phải có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì phải giữ gìn vệ sinh”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết: Phải đẩy mạnh hơn nữa công việc vệ sinh”, với bút danh T.L; đăng trên Báo Nhân dân, số 2288, ngày 24 tháng 6 năm 1960. Đây là thời điểm công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đem lại những thành công bước đầu, góp phần quan trọng cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

          Sinh thời, Bác Hồ luôn đề cao giá trị của lao động đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và vai trò quan trọng của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của xã hội, cộng đồng và mỗi con người; đồng thời, còn là lời động viên, khích lệ, nhắc nhở mọi người phải yêu quý lao động, tích cực rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh tật. Thực hiện lời dạy của Bác, nhân dân ta từ miền xuôi cho đến miền núi, thành thị cho đến nông thôn trong khắp cả nước đã tích cực thi đua lao động sản xuất, rèn luyện thể lực, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh tật, đóng góp công sức, tài trí cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

          Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vấn đề môi trường, lao động và sức khỏe con người đang đặt ra những thách thức mới; do đó, việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đồng thời là cơ sở để Đảng ta nghiên cứu, vận dụng trong xác định chủ trương, đường lối xây dựng lực lượng sản xuất xã hội chủi nghĩa; quan tâm bảo đảm môi trường và điều kiện để phát triển con người Việt nam toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Hoạt động quân sự là lao động đặc biệt, cần phải có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu cao trong thực hiện nhiệm vụ. Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi quân nhân trong quân đội phải ra sức học tập, huấn luyện, rèn luyện, không ngừng nâng cao thể lực, trình độ, năng lực, đi đôi với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; xây dựng doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp; tích cực xây dựng cơ quan, đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú… hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 12, tr.610.

Tuesday, June 22, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 23/6/1965

 “Phải luôn luôn cảnh giác, chớ vì thắng lợi mà chủ quan, khinh địch”

Là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc, ngày 23 tháng 6 năm 1965. Đây là thời kỳ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam bước vào giai đoạn mới; quân và dân miền bắc quyết tâm đánh bại chiến dịch leo thang bắn phá miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

Lời dạy của Bác đã khẳng định những thành tích xuất sắc của quân và dân ta nói chung, quân và dân Tây Bắc (Mộc Châu và Sơn La) nói riêng đã bắn rơi 09 máy bay Mỹ và bắt sống một số phi công. Đây là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần to lớn cho đồng bào cả nước có thêm quyết tâm và nghị lực đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên mọi chiến trường; đồng thời, cũng là lời nhắc nhở, yêu cầu quân dân cả nước tiếp tục phát huy chiến công đã đạt được, phấn đấu thi đua đạt thành tích tốt hơn nữa trên tất cả các mặt công tác. Thực hiện lời Bác dạy, cán bộ, bộ đội cả nước phải thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, không chủ quan, khinh địch; chủ động đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, thi đua lao động sản xuất, giết giặc lập công, góp phần kiến quốc và thống nhất nước nhà.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước bên cạnh những thuận lợi, vẫn tiềm ẩm nhiều nguy cơ, thách thức khó lường. Đảng ta vận dụng sâu sắc tư tưởng của Bác, chủ động có kế hoạch ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm từ xa…; quan tâm xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị, công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước càng phải thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng; tuyệt đối không bị động, bất ngờ; ra sức học tập, huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu; vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa...



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 14, tr.561.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 22/6/1947

 “Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”

Đây là nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời Câu hỏi phỏng vấn của một phóng viên nước ngoài: “Sau khi chiến tranh kết liễu thì chương trình kiến thiết của Việt Nam sẽ thế nào? Địa vị người tri thức Việt Nam sẽ thế nào”, vào ngày 22 tháng 6 năm 1947.

Câu nói “Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc” đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với đội ngũ trí thức Việt Nam và vai trò của trí thức đối việc củng cố và bảo vệ chính quyền; đồng thời, còn thể hiện tư tưởng chỉ đạo, phát huy vai trò quan trọng, địa vị và sự đóng góp cần thiết của đội ngũ trí thức với công cuộc kiến thiết nước nhà. Thực hiện tư tưởng của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ trí thức nước ta đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp kiến quốc, giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo thành khối liên minh bền vững giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; lời Bác dạy có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, tiếp tục được Đảng, nhà nước ta nghiên cứu vận dụng sáng tạo làm cơ sở cho xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt. Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, giỏi về chuyên môn, giàu về năng lực, hiểu biết sâu sắc trên từng lĩnh vực đời sống xã hội, đóng góp tài năng và sức lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta phải tích cực học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, tiếp nhận nhanh và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học kỹ thuật quân sự, để tham mưu cho Đảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương, chính sách quốc phòng, an ninh; phát triển đội ngũ trí thức quân đội cả về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 15, tr.184.

Sunday, June 20, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Cầu đường là mạch máu của một nước

Là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài: “Công tác cầu đường”, đăng trên Báo Nhân dân, số 119, từ ngày 21 - 25 tháng 6 năm 1953. Đây là thời kỳ mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo bước vào giai đoạn quyết định, quan trọng, rất cần phải huy động nguồn nhân vật lực lớn cho chiến dịch.

Lời Bác Hồ dạy, có ý nghĩa thiết thực, khẳng định vai trò hết sức quan trọng của hệ thống cầu đường, của giao thông vận tải; được Bác ví như mạch máu của một đất nước, của một quốc gia dân tộc. Trên thực tế, nếu cầu đường mà tốt thì nó tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm cho thắng lợi của kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời, lời dạy của Bác còn thể hiện sự quan tâm, đông viên, khích lệ, đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của những người làm cầu đường. Thực hiện lời dạy của Bác, ngành giao thông vận tải đã không quản khó khăn, gian khổ, ngày đêm hăng say lao động làm cầu, mở đường đảm bảo cho hệ thống giao thông thông suốt, phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, lời dạy của Bác có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, là tư tưởng chỉ đạo trong phát triển ngành giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, Nhà nước.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tích cực tham gia phối hợp cùng ngành giao thông vận tải và nhân dân củng cố, nâng cao chất lượng, tăng cường khả năng bảo đảm cầu đường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu trong những năm tháng đất nước có chiến tranh và phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Đường Hồ Chí Minh - con đường huyền thoại gắn với hình ảnh những người lính Binh đoàn Trường Sơn không sợ mưa bom, bão đạn mở đường cho xe ta ra trận giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; cán bộ, chiến sĩ quân đội phá đá, khoét núi mở đường, bắc cầu trên vành đai biên giới, xóa cầu khỉ, cầu tạm, làm đường dân sinh cùng chung sức xây dựng nông thôn mới… đã trực tiếp làm cho mạch máu quốc gia được thông suốt, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 8, tr.149.

Friday, June 18, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 20/6/1960

 Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói chuyện trước Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1960. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đã tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta có một nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển, một nền vǎn hóa và khoa học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ xã hội, người chủ của nước nhà.                           Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, không những thể hiện tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa mà còn khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của con người mới xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng, Nhà nước ta luôn quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác năm xưa để xây dựng văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong quân đội luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng cho đội ngũ cán bộ, chiến toàn quân luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy. Nói và làm đúng nghị quyết; ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tích cực xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của toàn quân không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 12, tr.604.

Thursday, June 17, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 19/6/1946

 Bất cứ công việc gì, thiếu cán bộ khó thực hiện

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết: “Tại sao hợp tác xã chưa thấy xuất hiện ở thôn quê?” đăng trên Báo Cứu quốc số 270, ngày 19 tháng 6 năm 1946, với bút danh Q.Th.

Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chúng ta tập trung củng cố chính quyền, quan tâm đến đời sống của nhân dân, xây dựng lực lượng cách mạng, chủ động đối phó với thù trong giặc ngoài. Lúc này ở miền Bắc đang đẩy mạnh phong trào xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo chủ chương của Chính phủ; song đội ngũ cán bộ của ta còn mỏng về số lượng, phần lớn chưa qua đào tạo, kinh nghiệm về xây dựng hợp tác xã kiểu mới còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những khó khăn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến công tác cán bộ, Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của cán bộ trong mọi công việc; đồng thời, Bác luôn căn dặn đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải là người tiên phong đưa đường lối, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, đi vào quần chúng nhân dân lao động. Biến đường lối, chủ trương đó thành hiện thực. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, do đó: “Cán bộ quyết định mọi việc”.

Hơn 70 năm qua, lời chỉ dẫn của Bác kính yêu về vai trò của cán bộ trong phát triển kinh tế hợp tác xã vẫn giữ nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Thấm nhuần tư tưởng ấy, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển mạnh hơn nữa các loại hình kinh tế, các kiểu hợp tác xã mới với các chương trình đào tạo cán bộ nông nghiệp, đào tạo nghề, hướng dẫn cho nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cao vào trong nôi trồng, sản xuất các sản phẩn nông nghiệp chất lượng cao, đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực nhằm đưa kinh tế nước ta ngày càng phát triển; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Bác về vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong toàn quân luôn coi trọng và tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của quân đội trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; tích cực, tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, đội ngũ cán bộ đều giữ vững lập trường, quan điểm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực thẳng thắn, không cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc khoa học, cách mạng, chính quy, dân chủ, kỷ luật, tôn trọng tập thể, đoàn kết thống nhất, gắn bó với quần chúng, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề thuộc về nguyên tắc, năng động, sáng tạo, nhạy bén, có tính quyết đoán, dám nghĩa, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có tri thức, trình độ, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao; có tinh thần trách nhiệm tốt, gương mẫu trong hành động, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, làm có hiệu quả; kiểm tra sâu sát, tỷ mỷ, cụ thể… đã trực tiếp góp phần nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 4, tr.295.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 18/6/1968

 “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 18 tháng 6 năm 1968, để bàn về cách thực hiện điều mà Bác đã đề nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”. Đây là thời điểm mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam thu được nhiều thắng lợi quan trọng, nhưng cũng đặt ra những khó khăn thách thức mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao truyền thống hào hùng của dân tộc, thành tích vẻ vang của Đảng và mỗi con người trong sự nghiệp kiến quốc và đấu tranh giải phóng dân tộc; mà còn nhắc nhở các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan của Nhà nước, Chính phủ phải triệt để đấu tranh khắc phục tư tưởng sống thỏa mãn trong hào quang, chiến thắng của ngày hôm qua, phải luôn tiến về phía trước, đấu tranh loại trừ ra khỏi hàng ngũ của Đảng, bộ máy nhà nước những người “sa vào chủ nghĩa cá nhân” không còn đủ tư cách, tha hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Thực hiện lời dạy của Bác, toàn Đảng toàn dân, toàn quân ta đã đem hết tài năng và sức lực cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là thành tựu hơn 30 năm đổi mới, lời dạy của Bác năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị, là tư tưởng chỉ đạo, bài học thực tiễn sâu sắc để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự là lực lượng chính trị, lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trước đây. Tư tưởng của Bác tiếp tục là ánh sáng soi đường xây dựng quân đội ta vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở nền tảng, bảo đảm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng; không mơ hồ, mất cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch. Đồng thời, mỗi cán bộ, chiến sĩ kiên quyết đấu tranh trên mặt trận lý luận tư tưởng, loại trừ chủ nghĩa cá nhân; khơi dậy tinh thần thi đua sáng tạo, phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 15, tr.672.

Wednesday, June 16, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 17/6/1968

 “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 17 tháng 6 năm 1968, về việc xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền, nêu gương những nhân tố tích cực, những cách ứng xử đúng đắn, đối đãi với nhau chân tình. Người đã dặn: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định giá trị, bản chất cách mạng, khoa học, tính nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin mà mỗi người nói chung, cán bộ, đảng viên Ban Tuyên huấn Trung ương nói riêng phải ra sức học tập để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào quá trình công tác, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Hiện nay kinh tế, xã hội đất nước có bước phát triển mới, tốt hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; song lời dạy “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa” của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận, đi đôi với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, là đội quân vô địch, quyết chiến, quyết thắng. Một trong những nhân tố để tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù, đó chính là quân đội ta luôn thấm nhuần chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, tình thương yêu đồng chí, đồng đội; được nhân dân tin yêu, đùm bọc, chở che, giúp đỡ; không ngại gian khổ, hi sinh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trong giai đoạn cách mạng mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải ra sức học tập lý luận chính trị, quân sự, chuyên môn nghiệp vụ; tích cực huấn luyện, rèn luyện, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, thương yêu, quý trọng đồng chí, đồng đội, đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trên tình thương yêu giai cấp ở mọi lúc, mọi nơi, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân trao tặng



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 15, tr.668.

Tuesday, June 15, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 



Ngày 16/6/1947

          “Đối với đồng sự, phải đoàn kết chặt chẽ, khuyên nhau, giúp nhau. Đối với dân chúng, phải thân cận, phải giúp đỡ họ mọi việc, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ, ngày 16 tháng 6 năm 1947. Sau khi nước nhà giành được độc lập chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp lại dã tâm quay lại xâm lược nước ta. Việc xây dựng Chính phủ thực sự là của dân gặp không ít những khó khăn, thách thức đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết kịp thời.

          Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt mọi công việc, là tư tưởng chỉ đạo trong xây dựng Chính phủ thực sự là của dân, vì dân, phục vụ dân để dân tin, dân yêu và dân làm theo, đảm bảo cho sự nghiệp kiến quốc, đấu tranh giải phóng dân tộc giành thắng lợi. Đồng thời, là cơ sở tập hợp lực lượng, huy động sức người, sức của, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm, hợp lực đánh đuổi đế quốc thực dân, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

          Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lời dạy của Bác chính là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa là tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu; đồng thời vừa là biện pháp tích cực góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Do vậy, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần phải tăng cường xây dựng mối đoàn kết nội bộ, đoàn kết cán binh trên dưới đồng lòng giúp nhau cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết quân dân như cá với nước; thực hiện tốt chức năng là đội quân công tác, đội quân dân vận, chung sức cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt 10 Lời thề danh dự, 12 Điều kỷ luật khi tiếp súc với nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ thực sự trở thành hạt nhân đoàn kết, xứng đáng là quân đội của dân, do dân và vì dân, để dân tin, dân phục, dân yêu như lời Bác Hồ dạy.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 5, tr.176.

Monday, June 14, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 15/6/1957

“Phải chống tham ô lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí. Phải nâng cao ý thức và kỷ luật lao động. Phải nâng cao ý thức tiết kiệm”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện với các đơn vị quân đội tại Quân khu 4, ngày 15 tháng 6 năm 1957. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, để động viên khích lệ tinh thần học tập, lao động, chiến đấu của cả dân tộc, trong đó có lực lượng vũ trang; khi đến thăm các đơn vị quân đội tại Quân khu 4, Bác đã căn dặn: Có 3 điều khen ngợi, 4 điều phê bình, 5 điều dặn dò. Trong 05 điều dặn dò thì điều thứ tư là: “Phải chống tham ô lãng phí. Phải làm sao cho trong quân đội ta không có tham ô lãng phí. Phải nâng cao ý thức và kỷ luật lao động. Phải nâng cao ý thức tiết kiệm”.

          Lời nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Bác Hồ đối với lực lượng vũ trang, mà còn thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong việc đấu tranh chống tham ô lãng phí, một “loại giặc” rất nguy hiểm tồn tại ngay trong chính bản thân mỗi con người, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, cần phải kiên quyết đấu tranh.

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn nghiệm vụ; chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; kiên quyết đấu tranh phòng chống, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 10. tr.629.

Sunday, June 13, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 14/6/1955

 “Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết nói về phê bình trong Đảng; đăng trên Báo Nhân dân, số 468, ngày 14 tháng 6 năm 1955 với bút danh CB. Đây là thời điểm đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; miền Bắc mới bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiến thiết đất nước, còn nhiều khó khăn, thử thách, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Lời dạy của Bác có ý nghĩa to lớn, khẳng định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là thứ vũ khí sắc bén, giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh thêm. Thông qua tự phê bình Đảng mới gột rửa được những hạn chế, yếu kém, những thói hư tật xấu, làm cho dân tin, dân theo Đảng; đồng thời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao bản lĩnh chính trị, ngăn ngừa biểu hiện tự cao, tự đại, mạnh dạn công khai tự phê bình, chân thành tiếp thu sự phê bình của người khác. Chống biểu hiện khi phê bình, giáo dục nhưng vẫn bảo thủ, trì trệ... Thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình chính là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

          Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ, Đảng ta đã không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê bình; tiếp tục lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bảo đảm cho Đảng ta thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đáp ứng sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ Quân đội luôn nêu cao ý thức chính trị; gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về công tác xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ đảng viên; đề cao tinh thần đấu tranh, thực hành tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất nội bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thờ ơ, vô cảm… xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 9. tr.251.

Saturday, June 12, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 13/6/1957

 “Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được cả”

 Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Bài nói chuyện với đại biểu nhân dân tỉnh Thanh Hóa, ngày 13 tháng 6 năm 1957. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh. miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Lời dạy của Bác đã chỉ rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh, là khâu then chốt của mọi thành công; đồng thời, Bác căn dặn đồng bào và nhân dân ta phải luôn nêu cao tinh thần vượt khó, đồng tâm hợp lực thì việc to mấy cũng làm được, cũng thành công. Đoàn kết còn chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhờ có tinh thần đoàn kết, đồng tâm, hợp lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân mà dân tộc ta đã đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ, hung bạo, giành độc lập, thống nhất đất nước, trở thành dân tộc tiêu biểu cho lương tri của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới ở thế kỷ XX và đạt được những thành tự to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, song lời dạy “Bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được cả” vẫn còn nguyên giá trị, không những là tư tưởng, phương châm chỉ đạo mà còn là nguồn sức mạnh, động viên, thôi thúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy truyền thống đoàn kết, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành tuyệt đối của Đảng, Nhà nước và nhân dân; từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi quân đội và mỗi cán bộ chiến sĩ phải luôn quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác, nêu cao tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng trên tình thương yêu giai cấp, lúc thường cũng như lúc ra trận; giữ vững và không ngừng củng cố tình đoàn kết quân dân, thực hiện quân với dân một ý; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng nòng cốt cùng với toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.



[1]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 10, tr.602.