Tuesday, January 17, 2017

Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa thứ 21 của thế giới



Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova trao bản “Nghị quyết năm 1987 của UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh (tháng 10.2010)

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh trao sách ảnh tư liệu về Bác Hồ cho Tổng Giám đốc UNESCO.

Như chúng ta đều đẫ biết, vào ngày 2.10.2010, UNESCO đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO về việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt đời". 

Bằng chứng đó thể hiện rõ ràng rằng từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp ở Thủ đô Pari, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia. Kỳ họp này, bà Chủ tịch UNESCO là người Thái Lan, làm chủ tọa. Nội dung kỳ họp là : Trong 3 năm 1988, 1989, 1990, chọn xét những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Kỳ này, có 3 nhân vật được đưa ra xét : 1. Ông Nê-ru, ấn Độ; 2. Ông Hồ Chí Minh, Việt Nam; 3. Ông Hadara (nhà sử học) Liên Xô. Sau 7 tiếng hội thảo, Hồ Chí Minh được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. 

Nghị quyết 24C/18-65 đã nêu nêu rõ : “Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. 

Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội…”. Và ngay sau nghị quyết này, 88 nước thực hiện tổ chức ngày kỷ niệm của Người.

Sự thật thì để đi đến kết luận trên, trong thời điểm hệ thống các nước XHCN Đông Âu đang tan rã việc xét công nhận lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn thậm chí đại diện một số nước và dư luận của một số tổ chức phản động lên tiếng cản trở. Tuy nhiên sự thật bao giờ cũng là chân lý, bằng lý lẽ của mình UNESCO đã thuyết phục được thế giới.  

Hồ Chí Minh là lãnh tụ có trình dộ học vấn uyên thâm, uyên bác, người có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX (UNESCO). Người đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển  xã hội loài người ở thế kỉ XX. Góp phần làm phương pháp và phát triển các giá trị chung của nhân loại.  

Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình,Người đã tới nhiều quốc gia khác nhau trên các châu lục để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu  - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20 . Chính trong thời kỳ này Người đã có công lớn trong nghiên cứu bản chất quy luật CNTD và chỉ cho nhân loại con đường thoái khỏi chủ nghĩa thực dân (CNTD) đó, thông qua các hoạt động báo chí và xuất bản  tác phẩm từ năm 1919 tại Pháp và các nước khác trên thế giới. Đây chính là thành tựu về lý luận mà Hồ Chí Minh đạt được để dâng hiến cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới đang bị CNTD áp bức đoạ đày.  

Tại Việt Nam, cách 70 năm, các nước thuộc địa trên thế giới chìm trong một đêm dài nô lệ, chưa có nước nào giành được độc lập, thì nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã dám đương đầu với một nước có nhiều thuộc địa và giành thắng lợi, mở đầu cho thời kỳ giải phóng dân tộc. Chính vì vậy ngay từ năm 1960, UNESCO tuyên bố xác nhận việc xoá bỏ CNTD toàn cầu có công của Hồ Chí Minh .  

UNESCO thấy rằng, Hồ Chí Minh còn là nhà giáo dục, Người đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam, Người đã đề ra phong trào xoá nạn mù chữ đầu tiên vào năm 1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Người coi giáo dục đào tạo  là chiến lược của một quốc gia để xoá bỏ đói nghèo lạc hậu và vươn tới văn minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người”. Đây là nguyên thủ một quốc gia nhỏ mà có tầm nhìn dự báo chiến lược.  Hồ Chí Minh cũng chính là người đề ra Tết trồng cây từ những năm giữa thế kỷ XX để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Mà mãi đến nhứng thập niên 90 của thế kỷ XX thế giới mới đề cập đến khi những vấn đề  văn hoá, môi trường toàn cầu nóng lên báo động. Đó là tư tưởng, hành động của nhà văn hoá kiệt xuất.

Xu thế của thế giới ngày nay là tránh đối đầu, thì Hồ Chí Minh đã có tư tưởng đối thoại từ năm 1946. Khi để quân Tưởng rút khỏi nước ta, Bác đã vừa kiên quyết vừa mềm mại thuyết mục và hỗ trợ kinh phí cho quân đội Tưởng. Để tránh cuộc chiến tranh Pháp - Việt, Bác sang Pháp 4 tháng để đối thoại, và kết quả ra đời Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 . Do đó, Liên hợp quốc coi Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề ra đối thoại và đã lựa chọn phương pháp tiến hành đối thoại là một phương pháp chủ công của Liên hợp quốc trong thế giới luôn nóng bỏng các vấn đề.

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì Người là biểu tượng của sự hội tụ hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Trước hết, Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. “Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử” (Lê Duẩn ).

Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được hấp thụ nền Quốc học và Hán học, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương đông; Người còn nghiên cứu và tiếp thu tinh hoa văn hóa phương tây. Người là nơi hội tụ hài hòa, là biểu tượng của nền văn hóa mới của nhân loại. Điều này, nhà văn  Manđenxtam từ năm 1923,  đã cảm nhận : “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”.

Người sớm thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa. Cách mạng Tháng Tám thành công, Người phát động phong trào diệt giặc dốt. Năm 1951, Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951), Người chủ trương “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của đường lối ngoại giao văn hóa. Người dặn: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất cứ nước nào ở Âu Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả” .

Người chủ trương đường lối ngoại giao văn hóa, đối thoại hòa bình, hiểu biết, tôn trọng và nhân nhượng lẫn nhau để giải quyết mọi tranh chấp.

UNESCO còn xét Hồ Chí Minh về mặt đạo đức, đó là văn hoá của người lãnh đạo quần chúng. 24 năm là nguyên thủ quốc gia mà không tha hoá. Hồ Chí Minh là một nhân cách của một người cầm quyền kiểu mới. Khi chưa có chính quyền, Người sống với nhân dân, khi giành được chính quyền, Người phục vụ nhân dân. Người tiêu biểu cho thế kỷ XX – thế kỷ mà thế giới đang đứng trước một thảm hoạ tha hoá về văn minh vật chất.

Hồ Chí Minh là nhà hoạt động văn hóa và sáng tạo văn hóa với những đóng góp quan trọng thúc đẩy hoà bình vì hạnh phúc loài người. Người đã viết hơn 2.000 bài báo với 167 bút danh khác nhau  đã được đăng ở nhiều báo trong, ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh... Bài báo đầu tiên là Quyền của các dân tộc thuộc địa ký tên Nguyễn ái Quốc đăng trên Báo Nhân Đạo (L’Humanité) ngày 18 tháng 6 năm 1919; bài báo cuối cùng là Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng ký tên T.L đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1 tháng 6 năm 1969. Người cũng đã sáng lập nhiều tờ báo quốc tế và trong nướcl đồng thời cũng là nhà báo cách mạng thế giới: Người có trên 100 bài đăng trên báo L’Humanité; khoảng 30 bài đăng trên Báo Le Paria (Người cùng khổ), cơ quan của Hội Liên Hiệp Thuộc Địa.

Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Người viết nhiều thể loại: thư từ, ký, truyện ngắn, tiểu thuyết du ký, truyện viễn tưởng, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Có thể kể một số tác phẩm nổi tiếng của Người như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Rồng tre (Kịch) Đường cách mệnh (Lý luận),  Nhật ký chìm tàu (Tiểu thuyết),  Lịch sử nước ta (Diễn ca), Nhật ký trong tù (Tập thơ), Tuyên ngôn độc lập... tác phẩm Ngục trung nhật ký là một tác phẩm lớn giàu chất “Đường thi” lấp lánh tình cảm quốc tế, tình yêu con người. Đặc biệt Tuyên ngôn độc lập của Người được xếp vào nhóm 5 bản tuyên ngôn nổi tiếng nhất thế kỷ, bởi nó không chỉ là tuyên ngôn của Việt Nam mà đồng thời còn là tuyên ngôn của các dân tộc bị CNTD áp bức, là phát súng hiệu triệu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới.

UNESCO cũng thừa nhận giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thân của khát vọng của các dân tộc tôn trọng việc bảo vệ bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho sự thúc đẩy hoểi biết lẫn nhau.  Bằng tấm gương của mình Hồ Chí Minh đã khắc phục sự đối đầu 2 dòng văn hoá Đông – Tây – Nhịp cầu nối liền bờ văn hoá Đông – Tây, nhân cách văn hoá, phát triển văn hoá dân tộc mình và nhân loại.

Chính vì vậy, nghị quyết của tổ chức UNESCO khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”.
(Theo Hà Sơn Ca)

Người chiến sĩ Hải quân Việt Nam - những người con anh hùng của dân tộc

Cũng giống như bao nhiêu người chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam khác, những chiến sĩ trong lực lượng Hải quân Việt Nam luôn mang trong mình trọn vẹn một lời thề đó là “trung với Đảng ,hiếu với dân ,sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” . Họ là những con người nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo thiêng liêng củaTổ quốc,ý thức  được trách nhiệm to lớn màt Tổ quốc và nhân dân giao phó ,mỗi người chiến sĩ  hải quân luôn đề cao cảnh giác ,giữ vững tay súng để  giữ vững bình yên chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Các anh vẫn ngày đêm giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam
      Người chiến sĩ hải quân Việt Nam là những chiến sĩ anh hùng ,bởi vì họ sinh ra trên một mảnh đất của một dân tộc anh hùng, thừa hưởng những truyền thống yêu nước và kinh nghiệm đấu tranh kiên cường của cha ông để lại,và đặc biệt từ thưở trong nôi họ đã được nghe những lời ru ầu ơ của người mẹ ,đồng thời là lời nhắn nhủ của mẹ dù có chuyện gì đi nữa thì con vẫn là con của mẹ ,là công dân của dân tộc này và  mong rằng người con thơ hay sống nên người và cống hiến công sức nhỏ bé của mình để bảo vệ dân tộc, vì vậy qua bao cuộc chiến tranh ,bao thăng trầm của lịch sử họ vẫn giữ được bình yên chủ quyền biển đảo của dân tộc.
      Để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc,người lính hải quân họ đã phải hi sinh và đánh đổi rất nhiều ,đã có biết bao chiến sĩ đã phải ngã xuống giữa biển trời mênh mông ,bao người phải xa sự yêu thương đùm bọc của gia đình ,xa vợ con ,để lại ở những người thân của họ nơi đất liền một nỗi nhớ khôi nguôi ,nhưng nỗi nhớ ấy chỉ là một phần đằng sau niềm tự hào của gia đình về những người con của họ đang mang trên vai một nhiệm vụ của dân tộc và họ lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc ,theo sự chăn trở của con tim rằng mình đã làm được gì cho Tổ quốc thân yêu của mình.
      Dẫu biết rằng sẽ có gian khổ kho khăn ở nơi đầu song ngọn gió này ,nhưng trong tim mỗi người chiến sĩ hải quân họ không cảm thấy nhụt lòng mà càng thấy thêm  tự hào về công việc mà mình đang làm .
      Đồng thời những người lính hải quân họ muốn nhắn nhủ với đất liền rằng nơi đảo xa ,biển xa này họ không cô đơn mà cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc vì luôn bên họ là sự yêu thương của cả dân tộc này với mình .Hơn nữa họ cũng hứa với cả dân tộc Việt Nam này họ sẽ chiến đấu hi sinh quên mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.Và mọi người ở đất liền hãy yên tâm mỗi khi nhìn về biển xa
      Các anh luôn xứng đáng là những người con anh hùng của dân tộc. Chúng tôi những người đang sống và chiến đấu ở đất liền sẽ hứa với các anh rằng ,chúng tôi sẽ cống hiến hết mình để cùng các anh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và dựng xây quê hương đất nước này ngày càng giàu đẹp văn minh hơn.

Saturday, January 14, 2017

Quân đoàn 4 - "Quả đấm thép" hướng Đông trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử


       Là đơn vị chủ lực cơ động chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy đầu tiên, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy đầu tiên, đã sát cánh cùng với quân và dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
      Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10/1973, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ở Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, từ đầu năm 1974, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền đã chỉ đạo lập phương án tổ chức biên chế, dự thảo chức năng nhiệm vụ của một quân đoàn chủ lực trên chiến trường.
    Sau khi thông qua kế hoạch tổ chức biên chế, ngày 20/7/1974, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục chính thức công bố quyết định thành lập Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tại Khu căn cứ Suối Bà Chiêm, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ.
Đây là quân đoàn chủ lực đầu tiên của Nam Bộ với lực lượng ban đầu là 2 Sư đoàn Bộ binh 7 và 9, các Trung đoàn Pháo binh 24, Phòng không 71, Đặc công 429, Thông tin 69 và các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Với chức năng là quả đấm chủ lực mạnh, lực lượng cơ động của Bộ Quốc phòng ở chiến trường B2 (Nam Bộ), nhiệm vụ của Quân đoàn 4 là tiêu diệt quân địch, giải phóng nhân dân, làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang 3 thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng, đảm nhận một hướng chiến lược, một khu vực chiến trường, mục tiêu cuối cùng là giải phóng Sài Gòn.
Thiếu tướng Hoàng Cầm được bổ nhiệm làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Quân đoàn 4. Tháng 2/1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, được điều vào chiến trường B2 làm Chính ủy đầu tiên - Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 4.
      Ngay trận đầu ra quân, tháng 1/1975, Quân đoàn 4 đã làm nên chiến thắng Đường 14 - Phước Long, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, uy hiếp trực tiếp hệ thống phòng thủ phía Bắc Sài Gòn. Đây là “đòn trinh sát chiến lược”, tạo cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến công nối tiếp chiến công, trong tháng 3/1975, Quân đoàn 4 cùng với lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã giải phóng Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán, Lâm Đồng,… làm chủ hoàn toàn Đường 13, Đường 14 và Đường 20, mở rộng các hành lang cơ động và vận chuyển lớn lực lượng, vật chất vào chiến trường, chuẩn bị địa bàn tập kết lực lượng, tạo thế và lực cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trong thế phát triển như vũ bão, ngày 2/4/1975, Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 4 triển khai lực lượng trên hai hướng: Đông và Tây Nam Sài Gòn. Sư đoàn 9 tạm thời tách khỏi đội hình Quân đoàn 4 hoạt động trên hướng Tây Nam trong đội hình Đoàn 232 (Binh đoàn Tây Nam).Ngày 8/4/1975, Quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc. Đây là tuyến phòng thủ liên hoàn kéo dài từ Phan Rang, Xuân Lộc đến Tây Ninh (Xuân Lộc nằm trên Quốc lộ 1, cách Sài Gòn 60 km về phía Đông Bắc), là khu vực phòng thủ kiên cố nhất được mệnh danh là “cánh cửa thép” của địch, nhằm ngăn chặn ta tiến công Biên Hòa, Sài Gòn theo Quốc lộ 1 và Đường 20.
       Sau thời gian khẩn trương làm công tác chuẩn bị, ngày 9/4/1975, Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy chỉ huy, nổ súng mở màn chiến dịch tiến công Xuân Lộc bằng nhiều trận đánh liên tiếp, giằng co, ác liệt, trên nhiều hướng. Địch tổ chức lực lượng chống trả điên cuồng (sử dụng cả bom CBU-55 có sức hủy diệt lớn để ngăn chặn), quyết giữ Xuân Lộc bằng mọi giá, bởi chúng xác định mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Ta gặp nhiều khó khăn, phải thay đổi cách đánh, tổ chức lực lượng kiềm chế, bao vây, nghi binh,… thực hiện chiến thuật vận động tiến công giải phóng chi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Giây và chốt chặn chiến dịch đánh địch phản kích, cắt đứt Quốc lộ 1 đoạn Xuân Lộc, Bàu Cá, Đường 20; ngăn chặn không cho địch tăng viện từ Biên Hòa, Bà Rịa lên.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, hơn nữa đã mất Dầu Giây, Xuân Lộc không còn thế phòng thủ, ngày 20/4/1975, địch buộc phải rút chạy khỏi Xuân Lộc. Các đơn vị của Quân đoàn 4 cùng lực lượng vũ trang địa phương tổ chức truy kích diệt một bộ phận lớn quân địch, bắt sống đại tá tỉnh trưởng Long Khánh.
Ngày 21/4/1975, thị xã Xuân Lộc và toàn bộ tỉnh Long Khánh hoàn toàn giải phóng, “cánh cửa thép” ở cửa ngõ phía Đông Sài Gòn mở toang. Sau 12 ngày đêm tiến công, Quân đoàn 4 cùng lực lượng vũ trang địa phương đập tan chiến tuyến phòng ngự kiên cố nhất của địch ở Đông Bắc, tạo thuận lợi cho các quân đoàn chủ lực bạn triển khai lực lượng tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh, Quân đoàn 4 cấp tốc điều chỉnh lực lượng, cùng lực lượng vũ trang địa phương áp sát chuẩn bị tiến công giải phóng Sài Gòn.
Ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Ở hướng Đông, Quân đoàn 4 với lực lượng gồm các Sư đoàn 6, 7, 341, Lữ đoàn bộ binh 52, một tiểu đoàn pháo 130mm, một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp cùng 3 tiểu đoàn xe tăng - thiết giáp với quân số khoảng 30.000 người, đã tiến về Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc. Bằng nhiều trận đánh liên tục, diễn ra gay go, quyết liệt, Quân đoàn 4 phối hợp với các lực lượng lần lượt giải phóng Trảng Bom, sân bay Biên Hòa, Tam Hiệp và tiến thẳng về Sài Gòn. Trên hướng Tây Nam, Sư đoàn 9 (lực lượng chủ yếu trong đội hình Đoàn 232) giải phóng thị xã Hậu Nghĩa, Long An, Bến Lức, các địa bàn thuộc quận 8, quận 10, quận 5, đánh chiếm Biệt khu Thủ Đô, bắt sống tướng Lâm Văn Phát - Tư lệnh Biệt khu.
Đến trưa ngày 30/4/1975, đội hình Quân đoàn 4 có mặt tại Sài Gòn - “Điểm hẹn lịch sử” - trong giờ phút thiêng liêng của ngày vui Đại thắng.
         Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ lịch sử mới - Thời kỳ đất nước độc lập, thống nhất tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quân đoàn 4 được giao nhiệm vụ quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Thiếu tướng Hoàng Cầm -Tư lệnh Quân đoàn 4 được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 4 được cử làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định. Thời kỳ này, Quân đoàn 4 còn được vinh dự gọi là Quân đoàn bảo vệ thành phố Sài Gòn - Gia Định. Trong quá trình làm nhiệm vụ quân quản, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 luôn đoàn kết một lòng, cùng bắt tay nhau thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao “Vào thành, vững như thành”. Sau 2 năm kiên trì thực hiện nhiệm vụ, cán bộ chiến sĩ đã nêu cao hình ảnh, phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân quản, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân Sài Gòn - Gia Định.
       Qua hơn 40 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 xây đắp nên truyền thống vẻ vang “trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng”. Quân đoàn 4 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 4 Huân chương Hồ Chí Minh, 5 Huân chương Quân công hạng nhất; được Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương Ăng-ko.

 (Theo tài liệu do Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện cung cấp)

Friday, January 13, 2017

LÀNG "RÂN CHỦ" - MỘT NĂM NHÌN LẠI

Rân chủ nhập kho...

Năm 2016 đúng là một năm không yên ả đối với các nhà rân chủ. Sau những thất bại liên tiếp, các anh các chị cay cú lỡ miệng mạnh dạn chửi Đảng, chửi chính quyền, đòi lật đổ chế độ một cách táo báo hơn. ừ thì họ chửi miệng thì lời nói gió bay, nhưng rồi như thường lệ, họ phải đăng đàn cho cả thiên hạ được biết họ đang chống đối, rồi họ cũng hành động không biết mệt mỏi để rước nền dân chủ phương Tây về thờ. Bên cạnh đó, đám rân chủ cũng vin vào các sự kiện kinh tế - xã hội để gia tăng các hoạt động chống phá. Và lẽ dĩ nhiên, các nhà rân chủ dần dần và lần lượt được vào ăn cơm tù, hội ngộ trong phòng giam.
 
Hàng loạt nhà rân chủ được nhập kho
Lần lượt các nhà rân chủ được các cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ và xét xử như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Danh Dũng, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng… Đầu tiên, một vài nhà rân chủ bị bắt, anh em rân chủ bên ngoài vẫn có thói quen kêu gọi biểu tình để đòi thả người, kêu gào trước các phiên tòa để phản đối ăn tiền. Nhưng rồi cái hội đám rân chủ này ngày một ít đi vì lần lượt phải vào trại thì các nhà rân chủ còn lại lúc đó mới giật mình, mới đổ lệ khi thấy quan tài. Để rồi phòng trào rân chủ của Việt Nam càng đi hết năm 2016 lại càng yên ả một cách lạ thường. Đến lúc này thì thân thằng nào thằng đó lo.

Thậm chí, mới nhất là ngày 10 tháng 12 – ngày quốc tế nhân quyền, các nhà rân chủ cũng lặn mất tăm, im hơi lặng tiếng đến kỳ lạ. Đơn giản, kẻ thì đưa cơm tiếp phẩm cho bạn trong tù, kẻ thì ôm chăn run run không biết ai là người tiếp theo vô kho, kẻ thì ôm chặt cái tivi khóc lóc vì ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với lời hứa chắc nịch là sẽ chuyên tâm lo cho nước Mỹ chứ không nuôi mấy kẻ ăn không ngồi rồi nữa. Thảo nào, đám rân chủ đồn đoán rằng, dạo này chính quyền Việt Nam thẳng tay bắt rân chủ đến thế.

Tuy nhiên...

Chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng phòng trào rân chủ của đám ăn không ngồi rồi trong năm 2016 đã có bước phát triển mới. Khi đám rân chủ tiếp tục sử dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sử dụng mạng xã hội như facebook và các trang blog để tăng cường công tác tuyên truyền chống phá. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm, tư tưởng của một bộ phận người dân đặc biệt là trong bộ phận giới trẻ. Nhiều học sinh, sinh viên trẻ chỉ vì nghe theo các lời kêu gọi của các tổ chức phản động nước ngoài, những nhà rân chủ giả danh trong nước mà đã tự nguyện trở thành cánh tay nối dài của chúng cũng như phạm vào vòng lao lí. 

Bên cạnh đó, năm 2016, vấn đề về môi trường biển nổi lên khá rõ, và do chúng ta còn bị động, lúng túng trong công tác tuyên truyền, nên đã để cho những kẻ chống đối trong nước gây ra nhiều vụ biểu tình mang tính phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự của nhiều địa phương trong đó vụ biểu tình tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ngày 02/10 là rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các tổ chức dân sự và nhiều tổ chức phi chính phủ NGO được nước ngoài tài trợ, núp dưới những danh nghĩa mỹ miều giúp kinh tế - xã hội phát triển cũng đang âm thầm gây dựng cơ sở xã hội, tăng cường ảnh hưởng của mình. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng Việt Nam.

Trên đây, là một số nét chính mà Tọa Sơn tôi đã điểm qua trong năm 2016 của làng rân chủ. Bước sang năm 2017, các nhà rân chủ Việt Nam chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục có nhiều hành động chống phá đất nước. Vì đó là công việc kiếm sống, cái cần câu cơm của những nhà rân chủ. Bên cạnh đó, ngay chính các cơ quan chức năng cũng phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và rút kinh nghiệm sâu sắc sau những phong trào, những sự kiện mà bè lũ rân chủ đã gây ra, để đảm bảo sự ổn định trong xã hội, làm thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch.  (Theo Tọa Sơn)

GÓP Ý

Blog SÓNG CỬU LONG luôn mong muốn nhận được sự góp ý trực tiếp của quý đọc giả.

                                                                                                               TRÂN TRỌNG

Độc lập - Tự chủ là duy nhất đúng


Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, nhất là xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải,… một số người, cả ở trong nước và nước ngoài tỏ ra lo lắng, quan tâm đến an nguy của quốc gia, dân tộc. Họ đã viết bài đăng trên các trang mạng và “thư ngỏ” gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày quan điểm và hiến kế rằng: Việt Nam phải tham gia minh liên minh quân sự và dựa vào “Nước lớn” để bảo vệ đất nước, v.v.
Xin được nói ngay, tất cả các ý kiến tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều đáng quý, nhưng với quan điểm và ý kiến của các “quân sư” như trên thì không biết họ đã quẳng tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta đi đâu mất rồi!

Thực vậy, nhìn vào lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của Dân tộc chúng ta dễ dàng nhận thấy, từ thủa Hùng Vương thì vua tôi nước Văn Lang - Âu Việt đã luôn nêu cao tinh thần Độc lập - Tự chủ, dựa vào sức mình là chính để chống thiên tai, địch họa. Thời kỳ Bắc thuộc, từ Bà Trưng, Bà Triệu, đến Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,… quân dân nước Việt luôn nêu cao chí khí không chịu làm nô lệ, quyết tâm đứng lên chống giặc ngoại xâm; và đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh bại nhà Nam Hán, giành độc lập dân tộc. Tiếp đó là các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê,… mỗi thời mỗi khác nhưng đều tựu trung một điểm là luôn đề cao tinh thần Độc Lập - Tự chủ và không chịu làm nô lệ. Tinh thần đó được thể hiện rõ nét thông qua “Bài thơ Thần” của Lý Thường Kiệt đọc trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, hay “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, v.v.
Đến thời Pháp thuộc, cùng với phong trào khởi nghĩa của nông dân khắp nước, thì cũng có nhiều nhà nho, chí sĩ yêu nước đã ra đi tìm đường cứu nước. Có người đi đến Nhật với tư tưởng cùng là người “máu đỏ da vàng” để nhờ sự cứu giúp. Có người lại cầu mong sự nhân từ của Quốc mẫu (nước Pháp) rủ lòng thương, ban tự do cho người dân nước Việt,… song đều thất bại. Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc, với nhãn quan chính trị sâu sắc lòng yêu nước tha thiết, Người đã bôn ba khắp thế giới và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam là “Cách mạng vô sản”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc cách mạng “long trời lở đất” - Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự chủ.
Trên bình diện thế giới, nhìn vào các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa các quốc gia ở Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi,… chúng ta nhận thấy, sự can dự của các “nước lớn” cũng đều là vì lợi ích quốc gia họ, chứ tuyệt nhiên không có vì hòa bình thế giới, hay cuộc sống bình yên của người dân nước đó. Tư tưởng “Lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng” là phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Nhận rõ điều đó và kế thừa tư tưởng, truyền thống giữ nước của dân tộc, thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Và Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; không làm đồng minh của nước này chống lại nước khác. Đến đây, một lần nữa chúng ta khẳng định tư tưởng Độc lập - Tự chủ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là duy nhất đúng./.

Liên hệ

Mọi thông tin cần trao đổi , quý vị cần liê hệ với :

Liên hệ



Một sự xuyên tạc trắng trợn với mục đích xấu


Ngày 07-01-2016, trên các trang mạng phản động, Huy Đức có bài viết: Cam-phu-chia, ngày 07-01. Nội dung chủ yếu của bài viết là nói lên “sự thật”, minh chứng cho việc “Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia năm 1979”! Và cho rằng, nhân dân Cam-pu-chia không gọi Quân tình nguyện Việt Nam là “B đội nhà Phật”(!)
Huy Đức
Cần phải khẳng định ngay rằng đây là một sự xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, nhằm mục đích hạ thấp vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam, thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử của quân và dân Cam-pu-chia ngày 07-01-1979 và vu cáo Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia, chia rẽ tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Đảng và nhân dân hai nước: Việt Nam - Cam-pu-chia.
Lịch sử còn đó, ngày 23-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc tiến công xâm lược hòng đánh chiếm thị xã Tây Ninh của Pôn Pốt. Và sau đó, theo đề nghị của Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia (mới thành lập), Quân tình nghuyện Việt Nam đã cùng lực lượng vũ trang của Mặt trận đánh tan lực lượng quân sự và xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam được người dân Cam-phu-chia đón tiếp bằng sự vui mừng không kể xiết: “Những người già ở tỉnh Bát-tam-boong nói với tôi: Chúng tôi theo đạo Phật, chúng tôi ngày đêm cầu trời khấn Phật cứu giúp, nhưng ngày này qua ngày khác không thấy ai đến. Chúng tôi nghĩ trên cõi đời này chỉ có Việt Nam có thể cứu chúng tôi. Quả nhiên, bộ đội Việt Nam đã đến”, Trung tướng Lê Hai, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Cam-pu-chia kể lại như vậy. Còn theo Đại Tăng thống Tép Vông,  Ông gặp bộ đội tình nguyện Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 10-01-1979 và khẳng định: “Đây là cuộc gặp hết sức xúc động trong đời nhà sư Tép Vông. Khi đó, có người cho biết tôi là người đi tu bị Pôn Pốt cho hoàn tục và giam lỏng nên bộ đội tình nguyện Việt Nam cho người đưa nhà sư từ làng về chùa. Lúc đó trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng mình như là sống lại một lần nữa”; “Tôi xin chắp tay lạy, khấn vái các vật linh thiêng trên đời này để đội quân nhà Phật được tồn tại vĩnh viễn hàng ngàn năm, hàng vạn năm”. Như vậy danh hiệu “đội quân nhà Phật” là do tự người dân Cam-pu-chia do yêu mến Quân tình nguyện Việt Nam mà đặt cho.
Thế nhưng, có những kẻ xuyên tạc lịch sử, đánh tráo giá trị, cho rằng việc Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia là “đưa quân sang xâm lược”. Huy Đức là một kẻ như thế. Thực tiễn đã chứng minh: Xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, bảo vệ chủ quyền đất nước, giúp dân tộc Cam-pu-chia hồi sinh, là sự nghiệp quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam, đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của loài người.
Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen từng phẫn nộ nói: “Lúc đó trên thế giới không nước nào giúp Căm-pu-chia, mà chỉ có lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã giúp Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và ngăn chặn chế độ Pôn Pốt quay trở lại. Khi chúng tôi vững mạnh, Việt Nam đã rút quân. Kể từ năm 1989 cho đến nay, không có sự hiện diện của Quân đội Việt Nam tại Cam-pu-chia. Tôi hoàn toàn không thể chấp nhận việc coi Việt Nam giúp Cam-pu-chia là hành động xâm lược. Tôi đặt câu hỏi thế này: Tại sao khi chúng tôi, một dân tộc sắp chết lại không được nhờ quân đội Việt Nam giúp đỡ?”. Theo Ông, việc Tòa án đặc biệt của Liên hợp quốc xét xử tội ác Khơ Me Đỏ được thiết lập đồng nghĩa với chân lý thuộc về bộ đội tình nguyện Việt Nam giúp Cam-pu-chia. Đại tăng thống Tép Vông cũng khẳng định, không bao giờ có chuyện Việt Nam xâm lược Cam-pu-chia: “Nếu Việt Nam vào Cam-pu-chia vì mưu mô ác độc thì chúng tôi không có thành quả như ngày hôm nay. Những người cho rằng Việt Nam xấu, người đó mới là xấu”, Đại tăng thống Tép Vông nhấn mạnh.

Đó là sự thật lịch sử. Huy Đức đã xuyên tạc lịch sử với mục đích xấu. Ngạn ngữ có câu: ai bắn vào lịch sử bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn người đó bằng đại bác. Trong trường hợp này là Huy Đức./.
                                                                                                  (Theo Blog Tre Việt)

Tâm sự đầu năm



“QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO DÙ PHẢI ĐÓN TẾT XA NHÀ”

 
          Một năm bắt đầu từ mùa xuân, mùa xuân bắt đầu bằng cái tết. Tết đến, xuân về trăm hoa đua nhau khoe sắc báo hiệu một sức sống mới đang căng tràn trong mỗi chúng tôi. Năm nay là năm đầu tiên và có lẽ cũng là năm duy nhất của tôi và đồng đội được ăn tết tại đơn vị, một cái tết tràn đầy niềm vui và cũng rất ý nghĩa đối với chiến sỹ, là một cái tết mà mỗi người được đón nhận trong một tập thể lớn, ở đó không chỉ có sự quan tâm của gia đình, địa phương, chỉ huy các cấp mà bao trùm lên tất thảy là tình cảm đồng chí, đồng đội, một tình cảm thiêng liêng và cao quý mà chỉ có những người đã và đang trải qua những ngày trong quân ngũ mới có thể hiểu được. Mọi người dành cho nhau sự quan tâm, giúp đỡ trong cuộc sống hàng này, động viên nhau những lúc khó khăn, vất vả, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
          Cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đã ở gắn bó với nhau gần trọn một năm kể từ ngày nhập ngũ, đối với cuộc đời mỗi con người một năm chẳng phải là dài nếu như không muốn nói là rất ngắn nhưng đối với mỗi người lính như chúng tôi thì một năm là một quãng thời gian không thể nào quên được, từ những việc làm, những hành động nhỏ nhất đều gợi lên trong tâm trí của mọi người những kỷ niệm sâu sắc không bao giờ phai nhạt. Từ những người con ở những vùng đất khác nhau của Tổ quốc, người ở miền Đông, người ở miền Tây, người ở thành phố, người ở làng quê, không hẹn mà gặp dưới mái nhà đơn vị. Làm sao có thể nói hết được những cảm xúc đầu tiên khi mới nhập ngũ, từ những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cũng đều phải học, phải tìm hiểu thì mới có thể làm được, cho đến những việc mà trước đây tưởng chừng như bản thân không thể nào làm được thì nay mỗi chiến sỹ đều đã vượt qua.
          Năm 2016, đơn vị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, luôn được thủ trưởng các cấp biểu dương. Trong thâm tâm của mình, mỗi chiến sỹ chúng tôi đều xác định tốt nhiệm vụ của mình, tạm gác lại sau lưng những ước mơ và hoài bão  khác để đổi lấy hai từ trách nhiệm của người lính khi đã cầm súng bảo vệ Tổ quốc đặc biệt trong những ngày tết đến xuân về. Đó chính là phẩm chất rất quan trọng góp phần xây dựng nên thành công của đơn vị và chính bản thân của mỗi chúng tôi. Trong cuộc sống hôm nay, ai cũng có những lúc vấp ngã nhưng quan trọng là phải biết đứng lên sau những vấp ngã đó, và chính những lúc đó hơn ai hết chúng ta lại cần đến bàn tay đưa ra của đồng chí đồng đội để giúp đỡ mình đứng dậy, đó chính là tinh thần đoàn kết mà chúng tôi đang có.
          Xuân Đinh Dậu 2017 đang đến rất gần, trong đơn vị đã điểm những sắc màu rực rỡ của mùa xuân, những đóa hoa đang đua nhau khoe sắc, mọi công việc đang được đẩy nhanh để đảm bảo kịp thời gian và tiến độ đón tết. Một mùa xuân nữa lại đến và giờ đây trong đơn vị luôn phơi phới sắc xuân, đó cũng là sắc màu của hy vọng và niềm tin tất thắng của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị về một cái tết đầy niềm vui và hạnh phúc. Đó cũng là niềm tin vào một năm mới với nhiều thắng lợi mới của đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tất cả mọi người đều cố gắng để vững bước vào ngày mai. Khi mà giờ đây đơn vị đang cùng với toàn Tiểu đoàn thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sang chiến đấu - Một nhiệm vụ quan trọng và vô cùng thiêng liêng của mỗi người lính khi đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình thì chúng tôi lại càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong mùa xuân đầy ý nghĩa này. Tất cả đều cố gắng vươn lên, vươn lên hơn nữa vì một ngày mới đang chờ đón ở phía trước. Ai ai trong chúng tôi cũng tin rằng mình sẽ làm được tất cả để cùng nhau giành được những kết quả cao nhất trong một năm mới đầy ý nghĩa .
                                                                            Phan Ngọc Sơn