Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova
trao bản “Nghị quyết năm 1987 của UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” cho Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh (tháng 10.2010)
Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh trao sách ảnh tư liệu về Bác Hồ cho Tổng Giám đốc UNESCO.
Như chúng ta đều đẫ biết, vào ngày
2.10.2010, UNESCO đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản
Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO về việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là sự
kiện diễn ra trong khuôn khổ triển lãm "Hồ Chí Minh và học tập suốt
đời".
Bằng chứng đó thể hiện rõ ràng rằng từ
ngày 20/10 đến 20/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp ở Thủ đô
Pari, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự
có 159 quốc gia. Kỳ họp này, bà Chủ tịch UNESCO là người Thái Lan, làm
chủ tọa. Nội dung kỳ họp là : Trong 3 năm 1988, 1989, 1990, chọn xét
những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Kỳ này, có 3 nhân
vật được đưa ra xét : 1. Ông Nê-ru, ấn Độ; 2. Ông Hồ Chí Minh, Việt
Nam; 3. Ông Hadara (nhà sử học) Liên Xô. Sau 7 tiếng hội thảo, Hồ Chí
Minh được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21.
Nghị quyết 24C/18-65 đã nêu nêu rõ : “Ghi
nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một
biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời
mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ
và tiến bộ xã hội…”. Và ngay sau nghị quyết này, 88 nước thực hiện tổ chức ngày kỷ niệm của Người.
Sự thật thì để đi đến kết luận trên,
trong thời điểm hệ thống các nước XHCN Đông Âu đang tan rã việc xét công
nhận lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp không ít khó khăn thậm chí đại diện một số
nước và dư luận của một số tổ chức phản động lên tiếng cản trở. Tuy
nhiên sự thật bao giờ cũng là chân lý, bằng lý lẽ của mình UNESCO đã
thuyết phục được thế giới.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ có trình dộ học
vấn uyên thâm, uyên bác, người có trí tuệ siêu việt của thế kỉ XX
(UNESCO). Người đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Người để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình phát triển xã hội loài
người ở thế kỉ XX. Góp phần làm phương pháp và phát triển các giá trị
chung của nhân loại.
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành
trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước
cho dân tộc mình,Người đã tới nhiều quốc gia khác nhau trên các châu lục
để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu - một việc
mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20 . Chính trong thời
kỳ này Người đã có công lớn trong nghiên cứu bản chất quy luật CNTD và
chỉ cho nhân loại con đường thoái khỏi chủ nghĩa thực dân (CNTD) đó,
thông qua các hoạt động báo chí và xuất bản tác phẩm từ năm 1919 tại
Pháp và các nước khác trên thế giới. Đây chính là thành tựu về lý luận
mà Hồ Chí Minh đạt được để dâng hiến cho các dân tộc Việt Nam và các dân
tộc trên thế giới đang bị CNTD áp bức đoạ đày.
Tại Việt Nam, cách 70 năm, các nước
thuộc địa trên thế giới chìm trong một đêm dài nô lệ, chưa có nước nào
giành được độc lập, thì nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo,
đã dám đương đầu với một nước có nhiều thuộc địa và giành thắng lợi, mở
đầu cho thời kỳ giải phóng dân tộc. Chính vì vậy ngay từ năm 1960,
UNESCO tuyên bố xác nhận việc xoá bỏ CNTD toàn cầu có công của Hồ Chí
Minh .
UNESCO thấy rằng, Hồ Chí Minh còn là nhà
giáo dục, Người đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam, Người đã đề ra
phong trào xoá nạn mù chữ đầu tiên vào năm 1945, ngay sau khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Người coi giáo dục đào tạo là chiến lược
của một quốc gia để xoá bỏ đói nghèo lạc hậu và vươn tới văn minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm chúng ta phải trồng người”.
Đây là nguyên thủ một quốc gia nhỏ mà có tầm nhìn dự báo chiến lược.
Hồ Chí Minh cũng chính là người đề ra Tết trồng cây từ những năm giữa
thế kỷ XX để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Mà mãi đến nhứng
thập niên 90 của thế kỷ XX thế giới mới đề cập đến khi những vấn đề văn
hoá, môi trường toàn cầu nóng lên báo động. Đó là tư tưởng, hành động
của nhà văn hoá kiệt xuất.
Xu thế của thế giới ngày nay là tránh
đối đầu, thì Hồ Chí Minh đã có tư tưởng đối thoại từ năm 1946. Khi để
quân Tưởng rút khỏi nước ta, Bác đã vừa kiên quyết vừa mềm mại thuyết
mục và hỗ trợ kinh phí cho quân đội Tưởng. Để tránh cuộc chiến tranh
Pháp - Việt, Bác sang Pháp 4 tháng để đối thoại, và kết quả ra đời Hiệp
ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 . Do đó, Liên hợp quốc coi Hồ
Chí Minh là người đầu tiên đề ra đối thoại và đã lựa chọn phương pháp
tiến hành đối thoại là một phương pháp chủ công của Liên hợp quốc trong
thế giới luôn nóng bỏng các vấn đề.
Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì
Người là biểu tượng của sự hội tụ hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và
tinh hoa văn hóa nhân loại. Trước hết, Hồ Chí Minh là tượng trưng cao
đẹp nhất của văn hóa Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. “Người
là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường,
bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử” (Lê Duẩn ).
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được hấp thụ nền
Quốc học và Hán học, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương đông; Người còn
nghiên cứu và tiếp thu tinh hoa văn hóa phương tây. Người là nơi hội tụ
hài hòa, là biểu tượng của nền văn hóa mới của nhân loại. Điều này, nhà
văn Manđenxtam từ năm 1923, đã cảm nhận : “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”.
Người sớm thấy vai trò và sức mạnh của
văn hóa. Cách mạng Tháng Tám thành công, Người phát động phong trào diệt
giặc dốt. Năm 1951, Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một
mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Trong Báo cáo chính
trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951), Người chủ trương “Xây dựng
một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”.
Hồ Chí Minh là biểu tượng của đường lối ngoại giao văn hóa. Người dặn: “Mình
có thể bắt chước cái hay của bất cứ nước nào ở Âu Mỹ, nhưng điều cốt
yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái
hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả” .
Người chủ trương đường lối ngoại giao
văn hóa, đối thoại hòa bình, hiểu biết, tôn trọng và nhân nhượng lẫn
nhau để giải quyết mọi tranh chấp.
UNESCO còn xét Hồ Chí Minh về mặt đạo
đức, đó là văn hoá của người lãnh đạo quần chúng. 24 năm là nguyên thủ
quốc gia mà không tha hoá. Hồ Chí Minh là một nhân cách của một người
cầm quyền kiểu mới. Khi chưa có chính quyền, Người sống với nhân dân,
khi giành được chính quyền, Người phục vụ nhân dân. Người tiêu biểu cho
thế kỷ XX – thế kỷ mà thế giới đang đứng trước một thảm hoạ tha hoá về
văn minh vật chất.
Hồ Chí Minh là nhà hoạt động văn hóa và
sáng tạo văn hóa với những đóng góp quan trọng thúc đẩy hoà bình vì hạnh
phúc loài người. Người đã viết hơn 2.000 bài báo với 167 bút danh khác
nhau đã được đăng ở nhiều báo trong, ngoài nước bằng tiếng Việt, Pháp,
Hán, Nga, Anh... Bài báo đầu tiên là Quyền của các dân tộc thuộc địa ký
tên Nguyễn ái Quốc đăng trên Báo Nhân Đạo (L’Humanité) ngày 18 tháng 6
năm 1919; bài báo cuối cùng là Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục
thiếu niên nhi đồng ký tên T.L đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1 tháng 6
năm 1969. Người cũng đã sáng lập nhiều tờ báo quốc tế và trong nướcl
đồng thời cũng là nhà báo cách mạng thế giới: Người có trên 100 bài đăng
trên báo L’Humanité; khoảng 30 bài đăng trên Báo Le Paria (Người cùng
khổ), cơ quan của Hội Liên Hiệp Thuộc Địa.
Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn.
Người viết nhiều thể loại: thư từ, ký, truyện ngắn, tiểu thuyết du ký,
truyện viễn tưởng, kịch, tiểu phẩm, văn chính luận. Có thể kể một số tác
phẩm nổi tiếng của Người như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Rồng tre
(Kịch) Đường cách mệnh (Lý luận), Nhật ký chìm tàu (Tiểu thuyết), Lịch
sử nước ta (Diễn ca), Nhật ký trong tù (Tập thơ), Tuyên ngôn độc lập...
tác phẩm Ngục trung nhật ký là một tác phẩm lớn giàu chất “Đường thi”
lấp lánh tình cảm quốc tế, tình yêu con người. Đặc biệt Tuyên ngôn độc
lập của Người được xếp vào nhóm 5 bản tuyên ngôn nổi tiếng nhất thế kỷ,
bởi nó không chỉ là tuyên ngôn của Việt Nam mà đồng thời còn là tuyên
ngôn của các dân tộc bị CNTD áp bức, là phát súng hiệu triệu cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới.
UNESCO cũng thừa nhận giá trị to lớn của
tư tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thân của khát vọng
của các dân tộc tôn trọng việc bảo vệ bản sắc dân tộc của mình và tiêu
biểu cho sự thúc đẩy hoểi biết lẫn nhau. Bằng tấm gương của mình Hồ Chí
Minh đã khắc phục sự đối đầu 2 dòng văn hoá Đông – Tây – Nhịp cầu nối
liền bờ văn hoá Đông – Tây, nhân cách văn hoá, phát triển văn hoá dân
tộc mình và nhân loại.
Chính vì vậy, nghị quyết của tổ chức UNESCO khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất vì “những
đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền
thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của
Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được
khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc”.
(Theo Hà Sơn Ca)
No comments:
Post a Comment