Tuyên truyền, vận động quân nhân xuất ngũ đăng ký học nghề là một nội
dung có ý nghĩa rất quan trọng nhằm định hướng nghề nghiệp cho bộ đội chuẩn bị
xuất ngũ nâng cao nhận thức, hiểu rõ các nghành nghề bảo đảm khởi nghiệp, hướng
tới tương lai, xây dựng động cơ, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với năng lực,
trình độ, nguyện vọng của bản thân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội trong
giai đoạn hiện nay, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình và
địa phương sau khi xuất ngũ. Tiến hành tốt vấn đề này, cũng chính là thực hiện có
hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng đối với bộ đội xuất ngũ, góp phần quan
trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Trong thời gian qua, Trung đoàn 1 đã
thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, vận động thanh niên xuất ngũ đăng ký học
nghề tại trường Cao đẳng nghề số 22, Quân đoàn, cụ thể đã vận động được hơn 300
trên tổng số 490 quân nhân xuất ngũ đợt 1 năm 2017, được Đảng ủy, chỉ
huy các cấp đánh giá cao. Qua quá trình thực hiện, rút ra một số kinh nghiệm để
các đơn vị nghiên cứu, vận dụng trong việc
tuyên truyền, vận động bộ đội xuất ngũ đăng ký học nghề trong thời gian
tới.
Một là, cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, lãnh đạo,
chỉ đạo sâu sát đối với việc tuyên
truyền, vận động bộ đội xuất ngũ đăng ký học nghề; nghiên cứu, nắm chắc xu
hướng nghề nghiệp, nguyện vọng học nghề của thanh niên xuất ngũ, tổ chức xây
dựng đề cương tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tiễn của đơn vị.
Hai là, thường xuyên giáo dục,
quán triệt nâng cao nhận thức cho bộ đội xuất ngũ thấy được vị trí, vai trò,
quan trọng của nghề nghiệp; những lợi ích thiết thực khi có nghề trong tay, từ
đó để động viên kịp thời, xây dựng nhận thức đúng đắn, tự giác đăng ký. Chỉ đạo
các tổ chức đoàn chủ động, sáng tạo vận dụng đa dạng các hình thức tuyên
truyền, vận động và hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý, xu hướng, nguyện vọng
của thanh niên như: sinh hoạt đoàn, diễn đàn, tọa đàm “Thanh niên với nghề
nghiệp”, “Nghề nghiệp, định hướng tương lai”, hệ thống pano, áp phíc, truyền
thanh nội bộ, viết tin bài… Tổ chức quán triệt nhiều lần, nhiều cấp, tạo phong
trào học nghề tại đơn vị.
Ba
là, xây dựng kế hoạch cụ thể, triển
khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, với những cách làm sáng tạo phù hợp, không
nóng vội, không ép buộc bộ đội học nghề; lấy giáo dục, thuyết phục, tự nguyện
đăng ký là chính.
Bốn
là, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán
bộ các cấp trong tổ chức tuyên truyền, vận động; kết hợp chặt chẽ giữa công tác
tuyên truyền, vận động, giải thích, giáo dục thuyết phục với tạo cơ chế, chính
sách cho bộ đội khi đăng ký học nghề. Xác định việc truyên truyền, vận động cho
bộ đội xuất ngũ học nghề là trách nhiệm, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ các cấp.
Năm
là, hàng năm làm tốt việc sơ, tổng kết, đánh giá, nhận xét, nêu rõ ưu điểm,
khuyết điểm, nguyên nhân, phương hướng trong tổ chức tuyên truyền, vận động thanh
niên xuất ngũ học nghề. Cấp ủy, chỉ huy các cấp thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, hướng dẫn sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, làm tốt việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện có
hiệu quả việc tuyên truyền, vận động thanh
niên xuất ngũ học nghề trên hệ thống truyền thanh nội bộ, viết tin bài; gắn với
việc hoàn thành nhiệm vụ, bình xét, thi đua, khen thưởng, phân loại chất lượng
tổ chức, cá nhân trong năm.
Sáu
là, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cán bộ,
giáo viên, công nhân viên của trường Cao đẳng nghề số 22 – Quân đoàn để cùng
tuyên truyền, định hướng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, lắng nghe tâm tư,
nguyện vọng về việc làm của thanh niên xuất ngũ, từ đó có sự giải đáp kịp thời
đối với những vướng mắc, băn khoăn để họ yên tâm, tin tưởng vào chất lượng đào
tạo, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi đạo tạo tại trường .
Trên đây là một số kinh nghiêm rút ra từ thực tiễn thực hiện việc tuyên
truyền, vận động bộ đội xuất ngũ đăng ký học nghề tại trường Cao đẳng nghề số
22 - Quân đoàn của Trung đoàn 1 để các đơn vị tham khảo, vận dụng linh hoạt vào
thực tiễn đơn vị mình sao cho đạt hiệu quả cao.
Đinh Trần Đông
No comments:
Post a Comment