Ngày 28 tháng 12
Trích trong bài viết “Phải thật sự bảo đảm quyền lợi của
phụ nữ” Hồ Chí Minh viết, đăng trên Báo Nhân dân, số 3199, ngày 28 tháng 12 năm
1962.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò
của gia đình, bởi theo Bác nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình
tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã
hội là gia đình. Vậy nên, quan tâm đến gia đình nhỏ trước tiên là phải thực
hiện nam - nữ bình quyền. Với quan điểm đó, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám
năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, vấn đề gia đình
đã được Hiến pháp đầu tiên của nước ta thông qua với nhiều điểm tiến bộ. Trong
quan hệ gia đình, nam - nữ bình đẳng như nhau, chế độ hôn nhân được pháp luật
quy định là một vợ một chồng...
Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ gia đình ngày càng
được củng cố và hoàn thiện góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn
thiện quyền dân chủ trong quan hệ gia đình ở Việt Nam, trở thành môi trường tốt
để giáo dục nhân cách con người, là cơ sở để xây dựng đời sống mới của xã hội
mới, trở thành hạt nhân của xã hội Việt Nam.
Nhận thức gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng
đối với quá trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan
tâm công tác chăm lo xây dựng gia đình
bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể: Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã
ban hành Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm
2005 về “Xây dựng gia đình trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, ngày 29 tháng 5 năm 2012, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với mục
tiêu hướng tới là xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự
là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII Đảng ta tiếp tục
nhấn mạnh: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành
mạnh của xã hội. Như vậy, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của
xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình
thành nên nhân cách con người. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số
lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng
lại ở việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn, gia đình phải trở thành môi
trường tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người.
No comments:
Post a Comment