Ngày 9 Tháng 1:
“Thanh niên
là một cái nguồn vô tận, từ nguồn ấy mà chúng ta đào tạo những cán bộ tốt cho
hiện tại và tương lai của nước nhà”[1]
Lời của Chủ
tịch Hồ Chi Minh trong Bài "Thanh niên nông dân", đăng trên báo Nhân
dân, sô 159, từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 1 năm 1954, trong bối cảnh, cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp của dân tộc ta giành được
nhiều thắng lợi lớn; lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng; trong đó, lực
lượng chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng dân công với
đại đa số là thanh niên nông dân.
Qua lời của
Bác, chúng ta thấy Người nhận rõ đặc điểm và thế mạnh của lực lượng thanh niên
Việt Nam, chủ yếu là con em của nông dân, bị phong kiến, địa chủ áp bức, bóc
lột tàn tệ..., nhưng họ có lòng yêu nước nồng nàn, nhiệt tình cách mạng, cần cù
chịu khó, cần phải tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thành những cán bộ tốt
đế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong hiện tại và trong tương lai của
nước nhà.
Lời huấn thị
của Người không chỉ đặt ra yêu cầu và định hướng cho các tổ chức đảng, các cấp,
các ngành phát động phong trào, tổ chức giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, nhất là
thanh niên nông dân, mà còn khơi dậy tinh thần nhiệt huyết cách mạng, hăng hái
thi đua học tập, huấn luyện, rèn luyện, tích cực đóng góp sức mình cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Hiện nay, lời nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh, trên đây
vẫn nguyên giá trị; được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào đường lối cách mạng
trong tĩnh hình mới; chủ trương xây dựng chiến lược phát triến nguồn nhân lực
cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực với những giải pháp đồng bộ; quan
tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc. Thấm nhuần lời của Người, thanh niên Việt Nam tiếp tục phát huy
truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, phấn đấu tự mình nâng cao trình độ về mọi
mặt, say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp xây
dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ - thanh niên Quân đội hăng hái thi
đua "tiến công vào khoa học kỹ thuật", “rèn đức, luyện tài”, nâng cao
nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, kiên định mục tiêu, lý tưởng
chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với
Đảng, với nhân dân, với Tổ quốc; luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, làm
chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật, vũ khí trang bị, quyết tâm bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hoàn toàn thắng lợi.
[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2011, tập 8, trang 386.
No comments:
Post a Comment