1.
Ngày tháng 1: "...Anh chị em trí thức ta cũng
nên có cuộc vận động để góp phần vào phong trào chung"[1].
Đây là
lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện tại Hội nghị trí thức Việt
Nam chống Mỹ, cứu nước, được đăng trên Báo Nhân dân, số 4296, ngày 8-1-1966;
trong lúc đồng bào miền Nam đang đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác; phong
trào chống Mỹ, cứu nước sôi nổi ở miền Bắc, quân và dân cả nước giành được
nhiều thắng lợi vẻ vang.
Trong bài
nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, phong trào thi đua chống Mỹ cứu
nước, công nhân có cuộc vận động "3 xây, 3 chống", nông dân có cuộc
vận động "cải tiến, quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật", phụ nữ có
phong trào "ba đảm đang", thanh niên có phong trào "ba sẵn
sàng", phụ lão một số nơi có phong trào "bạch đầu quân". Những
cuộc vận động ấy, nảy nở nhiều con người mới rất anh hùng. Anh chị em trí thức
ta cũng nên có cuộc vận động để góp phần vào phong trào chung đó.
Lời huấn
thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời điểm ấy, không chỉ đặt ra yêu cầu đối
với đội ngũ trí thức, mà còn định hướng, thôi thúc, dấy lên phong trào
"người người thi đua, nghành ngành thi đua; ngày ngày thi đua của mọi
người, mọi ngành, mọi cấp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà.
Trong
giai đoạn hiện nay, phong trào thi đua yêu nước của các hội trí thức từ Trung
ương đến địa phương đã có bước phát triển rộng sâu, tạo động lực, đòn bấy tinh
thần, khích lệ, động viên, cổ vũ hội viên trí thức phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Đặc biệt, những năm qua, các tổ chức hội trí thức đã quan tâm, ghi nhận, tôn vinh những điển
hình tiên tiến, có công lao, đóng góp xuất sắc trong hoạt động; qua đó tiếp tục
phát huy những thành tích, đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu
nước "đoàn kết, sáng tạo" công hiến sức lực, trí tuệ, vì mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trong quân đội, tinh thần thi đua yêu nước được cụ thể hóa thành, phong
trào thi đua quyết thắng, gắn chặt chẽ với các cuộc vận động, các phong trào
thi đua của các ngành, các cấp; khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, sẵn sàng hy sinh quên mình của cán bộ, chiến sĩ trên tuyến đầu
của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió để canh trời, bám biển vì bình yên của Tổ
quốc; tinh thần cháy bỏng khát vọng và đam mê của những nhà khoa học, cán bộ
nghiên cứu; tinh thần miệt mài, tích cực, sáng tạo của những người thợ mặc áo
lính trong nhà máy, xí nghiệp, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị
được giao, thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu tuyệt đối trung thành của
Đảng, của nhân dân trong thời kỳ mới.
No comments:
Post a Comment