Ngày 18 tháng 11
“… Muốn có hòa bình thật sự thì phải
có độc lập thật sự...”[1].
Đây là lời khẳng
định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nội dung trả lời phỏng vấn nhà báo Phêlích
Gơrin (nhà báo người Anh), ngày 18
tháng 11 năm 1965, để giải thích về lập trường của Việt Nam trước đề nghị
thương lượng của phía Mỹ; Báo Nhân dân đăng trên số 4266, ngày 09 tháng 12 năm
1965.
Suốt chiều dài
lịch sử, dân tộc Việt Nam buộc phải đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
cũng chỉ với khát khao đất nước được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình,
tự do. Từ khát vọng cháy bỏng đó mà nhân dân Việt Nam đã không tiếc mồ hôi,
nước mắt, máu xương của biết bao thế hệ cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do,
no ấm, hạnh phúc của mình. Lời khẳng định “...
Muốn có hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật sự...” của Bác như là một
chân lý, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và giá trị thời đại sâu sắc. Đó không
chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là một giá trị to lớn trong học thuyết cách
mạng của Hồ Chí Minh. Đó là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp vĩ đại đấu tranh vì độc lập, tự do,
vì sự tồn tại và phát triển của dân tộc.
Thấu triệt tư tưởng của Hồ Chí
Minh về giá trị to lớn của hòa bình và điều kiện tiên quyết để có được hòa bình
thực sự, Đảng ta chủ trương phải
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy việc giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước là lợi ích cao nhất, phát
huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực,
tranh thủ tối đa các thuận lợi từ bên ngoài, kiên trì chính sách đối ngoại rộng
mở, vừa hợp tác vừa đấu tranh, gia tăng hợp tác, tránh xung đột đối đầu, tránh
bị cô lập, lệ thuộc... Đối với Quân đội ta, phải trung thành tuyệt đối với Tổ
quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thường xuyên nắm chắc tình hình, đánh giá chính xác, tham mưu sắc bén cho Đảng,
Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ,. Ngành Trung ương, các lực lượng
và các địa phương chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
No comments:
Post a Comment