Thursday, June 27, 2024

 LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA


Ngày 15/5/1962

Quyết lòng gìn giữ giang san

Đồng bào Nam Việt muôn vàn văn minh”.[1]

Những câu thơ trên là phần kết trong bài viết có tiêu đề “Ai dã man? Ai văn minh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Nhân dân, số 2973, ngày 15 tháng 5 năm 1962. Bài báo đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn và dã tâm của đế quốc Mỹ xâm lược bắt tay với bọn ác ôn Ngô Đình Diệm để giết hại, đàn áp nhân dân miền Nam Việt Nam; đồng thời, Bác ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, nhưng rất khoan hồng, nhân đạo, nhân văn trong đối xử với từ hàng binh địch của quân và dân miền Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, quân và dân ta quyết tâm chiến đấu giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời luôn đối xử nhân đạo với tù hàng binh, giáo dục họ, phóng thích và trả về đoàn tụ cùng gia đình, kể cả binh lính Mỹ, cũng như lính chư hầu các nước … Thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược tiếp tục khẳng định truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên những thắng lợi vĩ đại để đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, quyết chiến, quyết thắng trước mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. Đối với tù binh, hàng binh và những người lầm đường, lạc bước quay trở lại với nhân dân, với cách mạng thì luôn được cán bộ, chiến sĩ quân đội đối xử với lòng nhân ái, vị tha, khoan hồng theo đúng chính sách của Đảng, Nhà nước… góp phần giảm tổn thất trong các cuộc chiến tranh, làm dịu đi mối hận thù giữa hai dân tộc, hai quốc gia đối địch trong chiến tranh, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân ái của dân tộc Việt Nam, phẩm chất nhân văn, cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Ngày 16/5/1959

“Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nẩy nở rất dễ”[2].

Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài nói tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, ngày 16 tháng 5 năm 1959. Bác chỉ rõ: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù”. Bác căn dặn ngành Công an muốn làm tròn nhiệm vụ, phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống thói so bì đãi ngộ, chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể... Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, theo Hồ Chí Minh là gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ hơn cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, bởi nó ẩn sâu trong tư tưởng, suy nghĩ và hành vi của mỗi cá nhân, không dễ gì nhận thấy và cũng không dễ gì đánh đổ. Việc chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính, trong đó có những cán bộ ngành Công an.

Lời dạy của Bác có giá trị bền vững, có ý nghĩa sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy Nhà nước ta hiện nay. Học tập và làm theo Bác, chống chủ nghĩa cá nhân, các cấp uỷ, tổ chức đảng, trước hết là chi bộ cần coi trọng khâu giáo dục, nâng cao nhận thức, tăng cường quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên, xây dựng động cơ phấn đấu đúng đắn của quần chúng, để họ hiểu vào Đảng không phải là để thăng quan tiến chức mà là để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi người phải tự cảnh giác với chính mình, vượt qua được những tiêu cực, cám dỗ của lợi ích vật chất và những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; cảnh giác trước sự chống phá, mua chuộc, dụ dỗ của kẻ thù.

Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng luôn tự hào về phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phát huy vai trò tiền phòng, gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người chính ủy, chính trị viên, chỉ huy cơ quan, đơn vị gương mẫu học tập, rèn luyện chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; kiên quyết đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tiêu cực xảy ra; ra sức xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 13, tr 397.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 12, tr. 222.

 

No comments:

Post a Comment