Ngày 27/7/1950: “Càng tưởng nhớ đến những người con dũng cảm của Tổ quốc, thì mọi người càng phải thêm hăng hái thi đua làm trọn nhiệm vụ tổng động viên, để chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, để tranh lại độc lập và thống nhất cho Tổ quốc”.
Là
lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư
gửi Ban Tổ chức Trung ương ngày thương binh liệt sĩ” viết ngày 27 tháng 7
năm 1950. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng và có bước phát triển
mạnh. Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch trên hướng biên giới
Đông Bắc thuộc hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới mở đường giao thông với
các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Mặc dù bận
bộn bề nhiều công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giành thời gian viết thư
thăm hỏi anh em thương binh, gia đình các tử sĩ và Người gửi tặng 01 tháng lương của mình góp vào quỹ, thể hiện sự tri
ân đối với các thương binh, liệt sĩ. Qua đó, Người cũng động viên, khích lệ
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm
vụ của cách mạng để giành độc lập, thống nhất Tổ quốc và cũng để trả thù cho
các thương binh, tử sĩ đã anh dũng hi sinh, hiến dâng máu đào tô thắm lá cờ
cách mạng vẻ vang, để Tổ quốc được độc lập, tự do, thống nhất và dân tộc ta mãi
mãi trường tồn. Tinh thần bất diệt, tấm gương sáng ngời của các liệt sĩ, thương
binh sẽ sống mãi với non sông Việt Nam.
Đảng, Nhà nước, quân và dân ta đời đời ghi nhớ, vinh danh
sự hi sinh và những cống hiến to lớn của các Anh hùng liệt sĩ, thương binh và
luôn quan tâm làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách
mạng, tổ chức toàn dân tích cực tham gia các phòng trào: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt
sĩ và người có công với cách mạng” với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực,
như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam
Anh hùng, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ
già yếu, cô đơn, con liệt sĩ… đã trở thành hoạt động thường xuyên trong mọi mặt
đời sống xã hội.
No comments:
Post a Comment