Thursday, July 27, 2017



                   QUÂn ĐOÀN 4 VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 96/CT-BQP
           VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN KHO VŨ KHÍ, ĐẠN DƯỢC

                                                   Thiếu tướng NGUYỄN ĐÌNH TÂM
                                                               Phó Tư lệnh Quân đoàn

 Là Quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ, đóng quân trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ, địa bàn rộng, khu vực trọng điểm có vị trí chiến lược quan trọng; nhưng cũng là địa bàn phức tạp, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại nhằm gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, là nơi tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn.
Kho cất chứa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), đạn dược của một số đơn vị bố trí gần khu dân cư, khu công nghiệp nên chưa hội đủ các yếu tố về bảo đảm an toàn, đặc biệt là các nhà kho đạn dược. Quân đoàn đang quản lý khai thác một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược nhiều chủng loại, có tuổi thọ lâu, có loại thu hồi sau chiến tranh biên giới Tây Nam, lại được cất giữ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây là loại hàng hóa đặc biệt, dễ xảy ra cháy nổ hoặc mất mát, xuống cấp trong quá trình cất giữ và khai thác sử dụng.
Bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược những năm qua được xác định là nhiệm vụ hết sức quan trong mà Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn luôn chú trọng và quan tâm; đặc biệt sau khi Chỉ thị số: 96/CT-BQP ngày 15/7/2011 về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành. Chỉ thị ban hành đã tạo động lực để cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tiếp tục kiểm tra, đánh giá lại về nhận thức; ý thức trách nhiệm trong tổ chức thực hiện bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược; xây dựng kho chính quy, thống nhất. Vì vậy ngay sau khi có Chỉ thị số 96/CT-BQP, Đảng ủy Quân đoàn đã ra Nghị quyết số 112-NQ/ĐU ngày 28/9/2011 để lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược trong Quân đoàn; đồng thời Tư lệnh Quân đoàn ra Chỉ thị số: 885/CT-BTL ngày 03/10/2011 về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược. Các cơ quan Quân đoàn ban hành hướng dẫn số 400/HD-CT ngày 10/10/2011 hướng dẫn công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn; kế hoạch số 265/KH-CKT ngày 07/10/2011 về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 96/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược, thông qua Tư lệnh Quân đoàn phê duyệt.
Qua 6 năm triển khai tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 96/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn; hướng dẫn, kế hoạch của các cơ quan Quân đoàn, đến nay toàn Quân đoàn bảo đảm an toàn tuyệt đối về kho vũ khí, đạn dược: lãnh đạo chỉ huy các đơn vị đã chú trọng nâng cao nhận thức, đồng thời giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật về ý nghĩa, trách nhiệm của việc bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, coi đó là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện (VMTD); đơn vị an toàn, địa bàn an toàn; xây dựng chi bộ, đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh (TSVM). Nội dung bảo đảm an toàn về kho vũ khí, đạn dược đã được xây dựng thành nghị quyết chuyên đề từ cấp Quân đoàn đến các đơn vị. Chỉ huy các cấp đã xây dựng các kế hoạch cụ thể, có chỉ thị và nhiều biện pháp để bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược nhất là trong xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), phòng chống cháy nổ; thường xuyên triển khai luyện tập theo kế hoạch với các tình huống giả định phù hợp, sát với tình hình đơn vị, địa bàn đóng quân. Các cơ quan, đơn vị cơ sở đã triển khai cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Quân đoàn, sự chỉ đạo của chỉ huy các cấp, toàn Quân đoàn đã động viên cán bộ, chiến sỹ về công sức, tiền của để tập trung, đầu tư củng cố hệ thống kho tàng, khu kỹ thuật. Những năm gần đây, Quân đoàn đã hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo kho vũ khí đạn cấp chiến dịch; Xây mới 06 nhà kho đạn vòm, 01 kho đạn; xây dựng, củng cố nhà trực ban, phòng điều hành, cổng khu kỹ thuật; sân đường nội bộ và xây tường rào khu kỹ thuật của một số đơn vị cấp chiến thuật. Do vậy điều kiện quản lý, cất giữ vũ khí, đạn dược ngày càng được cải thiện đáng kể, đã góp phần hạn chế xuống cấp của VKTBKT. Công tác làm mới, sửa chữa, kiểm định hệ thống chống sét cho kho vũ khí, đạn dược luôn được quan tâm; hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa, Quân đoàn đã tổ chức kiểm định 100% hệ thống chống sét, qua kiểm tra, số nhà kho không đạt tiêu chuẩn đã được khắc phục kịp thời, đến nay toàn bộ nhà kho đạn dược có đủ hệ thống chống sét bảo đảm chất lượng. Định kỳ theo các mùa mưa, mùa khô, các cơ quan, đơn vị luôn chủ động chỉ đạo làm tốt công tác PCCC, chống dột, chống sập nhà kho, sửa chữa bổ sung dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, hiện các đơn vị đã có đủ hệ thống bơm áp lực cao. Công tác tuần tra, canh gác, đăng ký ra vào khu kho, khu kỹ thuật luôn duy trì chặt chẽ và đi vào nề nếp. Các nhà kho vũ khí, đạn dược Quân đoàn quản lý đều đạt tiêu chuẩn nhà kho quản lý theo 5 nội dung; 100% đạn dược cất chứa trong kho được phân lô và quản lý theo lô; 100% nhà kho vũ khí, đạn dược có đủ 02 khóa cầu ngang chống cắt; công tác quản lý thực hiện thống nhất trong toàn Quân đoàn theo đúng Chỉ thị số: 33/CT-TM của Bộ và Chỉ thị số: 621/CT-BTL của Tư lệnh Quân đoàn. Công tác kiểm tra kỹ thuật, phân cấp chất lượng vũ khí, đạn dược; công tác tổng kiểm kê, điểm nghiệm luôn được các cấp, các ngành quan tâm, từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức quán triệt, phân công chỉ huy và thực hiện, luôn bảo đảm khoa học, đạt hiệu quả cao, bảo đảm an toàn về người, vũ khí, đạn dược. Công tác tiếp nhận, cấp phát, thu hồi, trả trên, đặc biệt là việc thanh xử lý đạn dược cấp 5, cấp 5 nguy hiểm luôn thực hiện đúng, đủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Công tác thí, hóa nghiệm đạn dược, thông báo lô đạn dược cấm dùng được triển khai thường xuyên, kịp thời; do vậy đạn dược được quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, đồng bộ; kịp thời cách ly, xử lý những lô đạn dược kém chất lượng theo quy định, nhằm loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn nhà kho đạn dược. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan trong và ngoài đơn vị; xây dựng vành đai an toàn, địa bàn an toàn nhằm bảo vệ an toàn kho vũ khí, đạn dược luôn được chú trọng và phối hợp chặt chẽ.
Hiện nay kho vũ khí, đạn dược toàn Quân đoàn đã được đầu tư, củng cố, bảo đảm 100% vũ khí, đạn dược được quản lý, cất chứa đúng quy định, thống nhất; vũ khí, đạn dược được đăng ký, thống kê, quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại, đồng bộ, kết quả đó được thể hiện bằng tỷ lệ nổ đạn bảo đảm cho kiểm tra kết thúc 3 tiếng nổ cho chiến sỹ mới luôn đạt từ 98,5 ÷ 100%, bắn chiến đấu cấp tiểu đội, diễn tập chiến thuật cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn bộ binh luôn đạt từ 92,5 ÷ 100% hàng năm.
Để tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 96/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với mục tiêu là bảo đảm an toàn tuyệt đối kho vũ khí, đạn, Quân đoàn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược: Nghị quyết 382-NQ/ĐUQSTW ngày 29/7/2007 về lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới; Chỉ thị số: 33/CT-TM  ngày 22/9/2009 của Tổng tham Mưu trưởng; Chỉ thị 621/CT-TL ngày 14/10/2009 của Tư lệnh Quân đoàn về việc quản lý sử dụng vũ khí, đạn dược sẵn sàng chiến đấu; Chỉ thị số 93/CT-BQP về tổng kiểm tra bom, mìn, đạn dược phục vụ huấn luyện, về công tác xây dựng chính quy và canh phòng bảo vệ kho; Chỉ thị 96/CT-BQP ngày 15/7/2011 của Bộ Quốc phòng; Nghị quyết số: 112-NQ/ĐU ngày 28/9/2011 của Đảng ủy Quân đoàn, Chỉ thị 885/CT-BTL ngày 3/10/2011 của Tư lệnh Quân đoàn về công tác an toàn kho vũ khí đạn các văn bản, qui định bảo đảm an toàn của các cấp.
Hai là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chỉ huy các cấp về vị trí, vai trò; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn; bởi vì vũ khí, đạn dược là tiềm lực quân sự quan trọng của đất nước, Quân đội, Quân đoàn, là một trong những yếu tố cấu thành sức mạnh SSCĐ và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống; là loại hàng hóa đặc biệt, dễ xảy ra mất an toàn trong công tác cất giữ, khai thác sử dụng. Do vậy, các cấp phải:
Xác định rõ bảo đảm an toàn kho vũ khí, đạn dược là nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Đảng ủy Quân đoàn luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải lãnh đạo, chỉ đạo bằng nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch với nhiều biện pháp, giải pháp hữu hiệu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kho vũ khí, đạn dược của đơn vị cũng như mục tiêu được bảo vệ trong kế hoạch SSCĐ được giao.
Định kỳ kiểm tra, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án tác chiến tại chỗ, kế hoạch PCCN, cháy rừng, ứng cứu sập đổ công trình, kế hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức luyện tập thường xuyên các phương án bảo vệ an toàn kho và tổ chức tuần tra, canh gác chặt chẽ.
Thực hiện tốt công tác phối, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội để bảo đảm an toàn kho; cùng chính quyền địa phương nơi đơn vị đứng chân làm tốt công tác xây dựng địa bàn, vành đai an toàn; chú trọng tuyển chọn kỹ quân nhân về công tác tại các kho vũ khí, đạn dược.
Ba là, ngành kỹ thuật các cấp phải tham mưu đúng, trúng cho lãnh đạo, chỉ huy nhất là trong công tác quy hoạch hệ thống kho vũ khí, đạn dược; hướng dẫn triển khai các đơn vị sắp xếp vũ khí, đạn dược trong kho bảo đảm chính quy, thống nhất; đạn dược phải tổ chức dồn dịch, cất chứa theo nhóm an toàn. Do tính chất và công dụng đặc biệt, vũ khí, đạn dược là những vật phẩm có nguy cơ mất an toàn cao. Vì vậy, các đơn vị phải thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên về nhiệm vụ bảo đảm an toàn. Các đơn vị, nhất là các kho phải tổ chức tốt việc kiểm soát diễn biến tình trạng chất lượng 100% các lô thuốc phóng, thuốc nổ hiện có, kịp thời phát hiện các lô đạn dược có chất lượng kém, dễ gây mất an toàn để đưa ra cách ly, xử lý, nhằm loại trừ triệt để khả năng đạn dược tự cháy, nổ, bảo đảm đúng quy định về công tác thanh lý, xử lý đạn dược, bom mìn cấp 5 theo Chỉ thị 283/1998/CT-BQP của Bộ Quốc phòng, Hướng dẫn số 931/HD-TCKT của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Chấp hành nghiêm các quy tắc bảo đảm an toàn kho, trong quản lý, cất giữ, tiếp nhận, cấp phát, thu hồi nhất là cách ly, xử lý triệt để đạn dược cấp 5, cấp 5 nguy hiểm; triển khai thực hiện hiệu quả các hạng mục, củng cố, nâng cấp, cải tạo môi trường cất giữ vũ khí, đạn dược; mua sắm, đầu tư bổ sung các trang thiết bị bảo đảm an toàn cho kho; chú trọng tăng cường kiểm tra kỹ thuật, phân cấp chất lượng đạn dược, tổ chức thu hồi triệt để VKTBKT ngoài biên chế (nếu có), nhất là các loại đạn dược, vật liệu nổ dùng cho huấn luyện. Quản lý chặt chẽ lô đạn dược.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng chính quy kho vũ khí, đạn dược của cán bộ các cấp theo điều lệnh quản lý bộ đội; chú trọng kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn kho và chấp hành các quy tắc, chế độ, quy trình trong khai thác, sử dụng và bảo đảm an toàn cho vũ khí, đạn dược, kịp thời phát hiện, khắc phục ngay các yếu tố gây mất an toàn.
Với truyền thống “Trung thành, đoàn kết, anh dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng” cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, bảo đảm an toàn tuyệt đối kho vũ khí, đạn dược nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, xây dựng Quân đoàn VMTD, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

Friday, July 14, 2017



VAI TRÒ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TIỂU ĐỘI TRƯỞNG 
TRONG HUẤN LUYỆN CHIẾN SĨ MỚI
Phạm Anh Đức
Trung đoàn 3
         
          Tiểu đội trưởng là cán bộ thấp nhất trong hệ thống biên chế chức danh cán bộ của Quân đội, đồng thời là cánh tay phải đắc lực của Trung đội trưởng; là người “đứng mũi, chịu sào” và trực tiếp tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn bộ đội trong sinh hoạt, học tập, công tác cũng như duy trì Tiểu đội thực hiện các chế độ nền nếp chính quy trong ngày, trong tuần. Do vậy, mọi hoạt động của tiểu đội từ việc sắp đặt nội vụ đến luyện tập các nội dung trong huấn luyện đều do Tiểu đội trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện và hướng dẫn, sửa sai cho bộ đội. Mặt khác, Tiểu đội trưởng còn là người anh cả trong Tiểu đội, nên mọi tâm tư tình cảm của bộ đội thường được Tiểu đội trưởng nắm bắt và giải quyết kịp thời. Chất lượng huấn luyện chiến sĩ mới phụ thuộc ít nhiều vào phương pháp làm việc, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Tiểu đội trưởng. Để phát huy tốt vai trò trách nhiệm của Tiểu đội trưởng trong huấn luyện chiến sĩ mới, theo tôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
          Trước hết, cấp ủy chỉ huy các đơn vị thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Quán triệt nhiệm vụ trước khi bước vào huấn luyện làm cho Tiểu đội trưởng nắm được kế hoạch chung của đơn vị, nắm chắc nhiệm vụ của bản thân, phân công rõ nhiệm vụ cho từng người. Trên cơ sở đó xây dựng cho Tiểu đội trưởng có tinh thần tự giác, thái độ trách nhiệm cao với đơn vị; có động cơ đúng đắn trong cả suy nghĩ và trong việc làm; luôn gương mẫu đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ: dám nghĩ, dám làm, dũng cảm đấu tranh với những cái sai, cái xấu trong đơn vị. Đồng thời, xây dựng cho họ có niềm tin, ý chí quyết tâm cao sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là tấm gương sáng cho chiến sĩ mới noi theo.
          Hai là, tin tưởng và tạo điều kiện để Tiểu đội trưởng được khẳng định bản thân mình trước đơn vị và trước chiến sĩ mới. Đây là nội dung mang tính quyết định đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của Tiểu đội trưởng. Được làm việc để khẳng định mình và được cấp trên tin tưởng là nguyện vọng chung của mọi người. Song được khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự trải nghiệm của người “Làm anh” đối với chiến sĩ mới là niềm vinh dự và sự kiêu hãnh của Tiểu đội trưởng ở đơn vị. Khi được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ thì họ luôn vô tư và thoái mái thể hiện vai trò trách nhiệm của người anh cả trong Tiểu đội với quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Do đó đội ngũ cán bộ các cấp, mà trực tiếp là cán bộ Trung đội trưởng phải luôn tin tưởng và giao nhiệm vụ cụ thể cho Tiểu đội trưởng trong việc quản lý, chỉ huy và hướng dẫn chiến sĩ mới thực hiện tốt mọi nhiệm vụ. Như vậy sẽ tạo ra được sức mạnh tổng hợp, toàn diện góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
          Ba là, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời các vấn đề tư tưởng nảy sinh. Là người anh cả trong Tiểu đội, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của Tiểu đội trong học tập, công tác cũng như mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của Tiểu đội. Do đó họ cũng phải chịu áp lực công việc và cũng ít nhiều có biểu hiện nảy sinh tư tưởng. Nếu như chỉ huy các cấp không quan tâm và giải quyết không kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ dễ dẫn đến tình trạng Tiểu đội trưởng buông lỏng việc duy trì các chế độ nền nếp chính quy trong ngày hoặc thờ ơ với công việc và nhiệm vụ được giao. Là những cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều nên Tiểu đội trưởng cũng rất dễ bị tác động bởi các điều kiện hoàn cảnh bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Do vậy, cấp trên phải luôn là chỗ dựa tin cậy để họ chia sẻ những khó khăn, vưỡng mắc trong cuộc sống, cùng trao đổi những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong học tập, công tác, trên cơ sở đó tạo sự đoàn kết, gắn bó thân thiết và gần gũi để họ luôn yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.
          Bốn là, quản lý duy trì nghiêm kỷ luật trong đơn vị, đặc biệt là phải xử lý nghiêm những Tiểu đội trưởng vi phạm kỷ luật để làm gương cho chiến sĩ mới. Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội, đồng thời đó là điều kiện cơ sở để thống nhất mọi hành động trong toàn quân. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phải nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành một cách triệt để. Với đặc thù huấn luyện chiến sĩ mới: Quân số đông, nhiều nhiệm vụ đan xen, phức tạp, cường độ huấn luyện cao. Do đó việc quản lý duy trì kỷ luật và vấn đề quan trọng phải đặt lên hàng đầu, đòi hỏi Tiểu đội trưởng phải là người gương mẫu trong việc chấp hành kỷ luật Quân đội, duy trì chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc các nền nếp chế độ quy định trong đơn vị. Đồng thời phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các biểu hiện vi phạm kỷ luật ở đội ngũ Tiểu đội trưởng để làm gương cho chiến sĩ, tránh sự so bì của chiến sĩ mới dẫn đến phản ứng “dây chuyền” trong đơn vị làm giảm đi tính nghiêm minh của kỷ luật Quân đội.
          Năm là, quan tâm chăm lo đến nhu cầu đi phép, tranh thủ và bảo đảm tốt quyền lợi cho đội ngũ Tiểu đội trưởng. Đây là một vấn đề rất quan trọng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp đối với đội ngũ cán bộ Tiểu đội trưởng. Đồng thời là sự khích lệ, động viên kịp thời đối với họ. Chỉ huy các cấp cũng cần tạo điều kiện hơn trong việc giải quyết phép tranh thủ cho Tiểu đội trưởng sau mỗi đợt huấn luyện chiến sĩ mới để họ thực sự yên tâm và gắn bó, trách nhiệm với đơn vị nhiều hơn./.


THƯỢNG ÚY NGUYỄN NGỌC PHAN
TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG.
Thái Doãn Dũng
Sư đoàn 9
 Phong trào thi đua Quyết thắng trong những năm qua được Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 18 triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Đảng ủy Tiểu đoàn đã tập trung quán triệt, cụ thể hóa Chỉ thị 39/CT-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 339/CT-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào TĐQT, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến trong quân đội”, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn của Quân đoàn, Sư đoàn về thực hiện phong trào thi đua trong đơn vị; làm tốt việc giáo dục động cơ, xây dựng quyết tâm; xác định chủ đề, nội dung, chỉ tiêu thi đua phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị.Từ phong trào xuất hiện nhiều "bông hoa đẹp", góp sức xây dựng đơn vị chính quy, tinh nhuệ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thượng úy Nguyễn Ngọc Phan là một tấm gương điển hình.
   Thượng úy Nguyễn Ngọc Phan (sinh năm 1989), quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 2011, tốt nghiệp trường Sỹ Quan Thông Tin anh được điều động về công tác tại Đại đội 2,Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 9. Nhờ nỗ lực trong rèn luyện, năm 2016 anh được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2. Phan cho biết: Đại đội 2 có những đặc thù riêng là đơn vị chuyên môn kỹ thuật, có nhiệm vụ bảo đảm TTLL cho Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Với tính chất, nhiệm vụ diễn ra liên tục 24/24 giờ, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Bởi vậy, yêu cầu công tác quản lý, chỉ huy, điều hành, khai thác, bảo quản, bảo dưỡng rất khắt khe, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật  phải không ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra trong thực tiễn. Hơn nữa, trong quá trình rèn luyện có nhiều nội dung khó, chiến sĩ thường căng thẳng, dễ sai sót. Vì thế, anh cùng tập thể chỉ huy luôn gần gũi, thân thiện để chiến sĩ yên tâm hoàn thành tốt nghĩa vụ. 
Trong học tập, rèn luyện và công tác anh luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng đội quý mến và là một tấm gương sáng trong phong trào thi đua Quyết thắng của đơn vị. Trong các nhiệm vụ khó khăn như diễn tập, bảo đảm TTLL, anh cùng với cấp ủy lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao được chỉ huy các cấp đánh giá cao.
Với vai trò là Phó Bí thư Chi bộ, Đại đội trưởng, anh thường xuyên trao đổi, hội ý với Cấp ủy, Ban Chỉ huy đại đội để xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo đơn vị thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị trọng tâm.Tổ chức quán triệt, phân công theo dõi, phân cấp huấn luyện đúng kế hoạch huấn luyện đã được phê duyệt. Không ngừng phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy, điều hành đơn vị huấn luyện theo kế hoạch.Thường xuyên kiểm tra, quản lý, giáo dục và rèn luyện đảng viên, kiện toàn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.
Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, tư tưởng của bộ đội, tiếp thu, lắng nghe, giải trình thỏa đáng các ý kiến đóng góp của cấp dưới; chân thành tiếp thu đóng góp ý kiến của tập thể vào quá trình lãnh đạo của Cấp ủy, Ban Chỉ huy đại đội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến lợi ích, chế độ, tiêu chuẩn được hưởng và nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của bộ đội.
Trung tá Cấn Văn Doanh, Tiểu đoàn trưởng cho biết: “Thượng úy Nguyễn Ngọc Phan là cán bộ trách nhiệm với chức trách, nhiệm vụ được giao. Với từng đối tượng chiến sĩ, đồng chí có cách tiếp cận và giải quyết linh hoạt, phù hợp. Luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, được cấp trên luôn tin tưởng, cấp dưới nể phục, quí mến. Phan thực sự là một tấm gương sáng trong phong trào thi đua Quyết thắng của đơn vị”.
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, những người cán bộ trẻ như Phan đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHXN. Bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm chắc chắn Phan sẽ là tấm gương sáng để CB, CS trong đơn vị học tập noi theo, xứng đáng là người anh của chiến sỹ.
NGƯỜI “THẮP LỬA” TRONG PHONG TRÀO THANH NIÊN CHI ĐOÀN

                                                                                                        Ngô Văn Mơ
                                                                                                         Sư đoàn 309


        "Trong công việc, đồng chí Rảnh là người chỉ huy gương mẫu, trách nhiệm với đơn vị. Trong sinh hoạt đời thường rất gần gũi, như người anh, người chị của chúng tôi". Ðó là tâm sự của Binh nhì, chiến sĩ mới Nguyễn Khải Quân khi nói về Thượng uý Phan Rảnh - Chính trị viên phó, Bí thư Chi đoàn Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309.
          Sau khi tốt nghiệp tại Trường sỹ quan Lục quân 2, đồng chí được phân công về công tác tại Đại đội 7, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309 với cường vị là Trung đội trưởng. Trên cương vị mới, đồng chí luôn trăn trở làm thế nào để Trung đội luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ đó, đồng chí đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị; nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của từng chiến sĩ và đề xuất ý kiến lên chỉ huy Đại đội để tìm ra phương pháp quản lý tốt nhất, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong Trung đội. Chính vì thế, Trung đội của đồng chí luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
        Là cán bộ quân sự nhưng đồng chí có rất nhiều năng khiếu trong hoạt động phong trào, như: Đánh đàn Gita, hát, nhảy, vẽ, viết thư pháp,… ngoài ra, đồng chí còn tham gia vào các hoạt động VHVN, TDTT của đơn vị. Do đó, sau 4 năm trên cương vị Trung đội trưởng và được sự định hướng của cấp trên, đồng chí đã đăng ký và được chỉ huy các cấp nhất trí cho đi học lớp chuyển loại chính trị 6 tháng tại Trường sỹ quan Lục quân 2. Sau khi ra trường, đồng chí Phan Rảnh được điều về công tác tại Đại đội 3, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 31, Sư đoàn 309. Trên cương vị chính trị viên phó Đại đội, Bí thư chi đoàn, đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình và đề xuất nhiều ý kiến, cách làm hay trong việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong hoạt động Đoàn, phong trào Thanh niên và các phong trào thi đua của đơn vị.
      Nhờ thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng; tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tham gia đầy đủ các hoạt động do Chi đoàn, Liên chi đoàn phát động. Từ tính gương mẫu, cần cù, chịu khó của người cán bộ Đoàn đã thu hút được đông đảo Đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn tham gia. Đồng chí đã cùng với BCH Chi đoàn xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó với các đơn vị kết nghĩa; thúc đẩy các hoạt động VHVN, TDTT thêm sôi nổi, xung kích xây dựng cảnh quan đơn vị ngày càng “xanh, sạch, đẹp”.
        Do đó, trong năm qua Chi đoàn Đại đội 3 luôn hoàn thành tốt các nội dung chỉ tiêu mà Nghị quyết của Chi bộ đã đề ra, là Chi đoàn không có Cán bộ, Đoàn viên thanh niên vi phạm kỷ luật. Chi đoàn đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong phong trào "Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”, “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học, công nghệ”.

Với những kết quả đạt được, đồng chí Phan Rảnh xứng đáng là người “Thắp lửa” trong phong trào Thanh niên của Chi đoàn, góp phần xây dựng Chi bộ TSVM, Đơn vị VMTD năm 2017.

                       
           

                       



LỜI TRI ÂN
                                                                   Nhất Năm
                                                               Phòng Tuyên huấn

“Giọt máu rơi anh đâu có quản ngại
Quyết tử thân mình, Tổ Quốc quyết sinh
Để hôm nay chúng em đón bình minh
Tâm luôn nhớ ngày thương binh, liệt sỹ”
(Nhớ ngày thương binh liệt sỹ, Cẩm Chi Châu)
                 Những dòng thơ cứ đọng mãi trong tôi về một thời bom đạn khốc liệt. Không sinh ra trong thời chiến, không chứng kiến những đau thương mất mát của chiến tranh, chỉ biết đến qua sách vở và những thước phim. Nhưng thế hệ trẻ chúng tôi phần nào cũng hiểu được những tháng ngày đấu tranh gian khổ mà anh dũng của ông cha bảo vệ giang sơn đất nước, để thế hệ sau này được sống trong thái bình. Chúng tôi lại càng trân trọng và biết ơn công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sỹ.
                Trong những ngày mùa thu lịch sử này, khi tháng 7 đang tới gần, khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S, những người dân Việt Nam lại chờ đón một ngày rất đặc biệt - ngày thương binh, liệt sỹ 27/7. Hằng năm cứ đến ngày này, cả nước lại có nhiều nghĩa cử cao đẹp, những chương trình hành động  thiết thực, để thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với những người ưu tú của của dân tộc. Họ là những người con của Tổ quốc Việt Nam, dám hi sinh cả tuổi thanh xuân, đánh đổi xương máu của mình cho nền độc lập, tự do, hạnh phúc.
                  Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Nó để lại cho mỗi người, mỗi gia đình, bạn bè và người thân của mỗi thương binh, liệt sỹ. Không chỉ là nỗi đau về thể xác mà đó còn là nỗi đau về tinh thần. Những người vợ mất chồng, những con mất cha, những người mẹ mất con. Những tấm bia không tên tuổi khắc trên mình một cái tên chung  liệt sĩ vô danh. Không chỉ là những mất mát hi sinh mà các anh đã vĩnh viễn mất đi ở chiến trường thì vẫn còn đó những di chứng, thương tật mà các anh còn để lại trên cơ thể mình cũng như để lại cho thế hệ con cháu về sau. Đó là nạn nhân của chất độc màu da cam, đó là những đứa trẻ bị di chứng chiến tranh do bố mẹ tham gia chiến trường… Những nỗi đau đó vẫn còn mãi với thời gian, chưa thể nguôi ngoai trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Chúng ta lại càng cảm thông và chia sẻ hơn nữa cho những hoàn cảnh khó khăn đó.
                   Trước những mất mát hi sinh của thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong suốt thời gian qua Đảng và Nhà nước ta nói chung và Quân đội nói riêng đã có nhiều chính sách, chương trình hành động để hỗ trợ các thương bệnh binh.
                   Quân đội ta đã có những chính sách đối với thương binh, liệt sỹ. Đó là  đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” đối với sự cống hiến, hi sinh xương máu và những đóng góp to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội” tặng các đối tượng chính sách; Chương trình “Áo ấm” tặng thương binh, bệnh binh nặng, “Áo lụa tặng Mẹ” tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng; đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; Hoạt động tri ân Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ lãnh đạo cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ; gặp mặt tặng quà các thương binh và thân nhân liệt sỹ đang công tác. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với thân nhân liệt sỹ đang công tác, gia đình cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn; tuyển dụng, giải quyết việc làm cho con để thương binh, liệt sĩ đang được nuôi dưỡng, điều dưỡng tại các trung tâm trên địa bàn. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn.
                    Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta những người dân Việt Nam nói chung và những người chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng bằng tình cảm và trách nhiệm của mình quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu thi đua cao điểm “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/2/1947 – 27/7/2017). Đó là việc làm thiết thực để tri ân các anh hùng liệt sỹ, các gia đình có công với đất nước.  


KHI NGHIỆP, HƯỚNG TI TƯƠNG LAI
Cao Đức Hạnh
Trường Cao Đẳng Nghề 22
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, việc đào tạo nghề có một vai trò, vị trí rất quan trọng. Thực tế đã cho thấy việc làm đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay, những đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đang trên con đường khẳng định bản thân trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề và học nghề làm sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình luôn là một ni trăn trở ln đối với các bạn ĐVTN, nhất là với những ĐVTN là Bộ đội xuất ngũ.
Học nghề gì đây cũng chính là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra, là ni băn khoăn của nhiều thanh niên nhiều gia đình. Vậy thì có những ngành nghề gì có th phù hợp với bộ đội xuất ngũ. Xuất phát từ điều kiện thực tế và yêu cầu đó, những năm qua trường Cao đẳng nghề số 22 - Bộ Quốc phòng đã tổ chức nhiều chương trình tọa đàm thanh niên về hướng nghiệp, học nghề. Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, định hướng nghề nghiệp và đời sng văn hóa tinh thần cho cán bộ, ĐVTN ở các đơn vị trực thuộc Quân đoàn 4. Thông qua các bui tư vấn, nhà trường đã mang đến cho các chiến sỹ những thông tin tuyn sinh mới nhất của nhà trường, những ưu đãi, lợi thế khi học tại trường. Đây là hoạt động nhằm động viên, tạo sân chơi mới cho cán bộ, chiến sĩ, ĐVTN được thoái mái trao đi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm cùng như những suy nghĩ về nghề nghiệp với nhau. Qua đó, giúp họ có những nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự có nghề nghiệp ổn định, bảo đảm cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và quê hương giàu đẹp.
Đ thực hiện có hiệu quả chủ trương ca Đảng, Nhà nước ta về đào tạo ngh cho bộ đội xuất ngũ đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trong đó, quan trọng nhất là việc định hướng, xây dựng động cơ học nghề đúng đn. Những năm qua, công tác tư vấn, giới thiệu học nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ được nhà trường đặc biệt quan tâm. Là cơ sở dạy nghề có quy mô thuộc loại lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Trường Cao đẳng Nghề số 22 mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 4 ngàn học viên ở cả 3 bậc trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Với các ngành nghề đào tạo như: hàn, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, điện tử công nghip, điện dân dụng, công nghệ ô tô, quản trị mạng, vận hành xe máy công trình, vận hành xe nâng hàng, sửa chữa lắp ráp xe máy, lái xe ô tô hạng B2, C. Liên kết đào tạo trung cấp , cao đẳng Y sỹ, Dược sỹ, Điều dưng...
Với số học viên chiếm hơn 80% là bộ đội xuất ngũ từ các đơn vị trực thuộc Quân đoàn 4. Sau 7 năm thành lập, trường Cao đẳng Nghề số 22, Bộ Quốc phòng đã vượt qua những khó khăn nhanh chóng trở thành ngôi trường có cơ s vật chất, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giáo viên lành nghề. Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là bộ đội xuất ngũ và con em gia đình thuộc diện chính sách xã hội, giúp tạo việc làm, ổn định cuộc sống.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, những năm qua, trường đã tuyn chọn, bồi dưng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, có nhiều chính sách đ thu hút giáo viên có trình độ chuyên môn, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu của xã hội. Hàng năm, Nhà trường đều cử giáo viên, cán bộ đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó, 100% giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, đ đáp ứng nhu cầu học nghề của học viên, trường đã phối hợp với các trường Đại học Công nghệ TP.HCM, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trường Cao đng nghề Việt - Úc... đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm, phương pháp dạy nghề cho đội ngũ giáo viên; đồng thời thường xuyên gi giáo viên đi tập huấn chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tạo điều kiện cho giáo viên đi học sau đại học...
Với phương pháp dạy học là phát triển năng lực người học, rút ngăn thời gian học lý thuyết đế tăng thời gian học thực hành. Học viên được rèn luyện tay nghề sát với thực tế sản xuất. Trường đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tng, mua sm trang thiết bị hiện đại, phục vụ tôt cho việc dạy và học. Hiện nay, trường được xây dựng khang trang với nhiều phân khu chức năng như: các khu giảng đường, xưng thực hành, khu rèn luyện thể chất, bãi dạy lái xe đáp ứng đầy đủ phương tiện cho học viên học tập, ký túc xá bảo đảm nơi ăn, ở cho học viên nội trú và cán bộ, giáo viên.
Đối tượng học viên chủ yếu là bộ đội xuất ngũ, vì vậy nhà trường luôn tập trung ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho học viên, cụ thể như được miễn phí 100% học phí, ch ở, cũng như h trợ tiền sinh hoạt phí tiền điện, nước. Bên cạnh đó, nhà trường còn có nhiều chính sách để h trợ những học viên có hoàn cnh khó khăn như cấp học bổng toàn khóa cho con em gia đình chính sách người có công. Cùng với đào tạo nghề, nhà trường thường xuyên liên hệ với các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn và các tỉnh lân cận đế giới thiệu việc làm cho học viên. Với các biện pháp đồng bộ trên cùng với các chế độ chính sách hỗ trợ học nghề phù hợp đã góp phần giúp kết quả đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho bộ đội xuất ngũ của Nhà trường luôn đạt cao. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp ra trường 100% đạt yêu cầu, trong đó trên 50% khá, giỏi. Tính từ năm 2010 đến nay, Trường Cao đắng Nghề số 22 đã đào tạo nghề cho trên 20 ngàn bộ đội xuất ngũ với nhiều ngành nghề khác nhau, trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 4 ngàn đến 5 ngàn học viên. Trong đó, hơn 70% học viên sau tốt nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập ổn định.
Với mục tiêu cao cả đó, cùng những nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn trong 6 năm qua, trường Cao đẳng Nghề số 22 đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy ca các học viên, thực sự trở thành nơi định hướng và đào tạo nghề cho đoàn viên thanh niên đặc biệt là bộ đội xuât ngũ của Quân đoàn.

KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG GIẢI QUYẾT PHÉP CHO HSQ, CS
NĂM 2017 CỦA TIỂU ĐOÀN 4, TRUNG ĐOÀN 2
                                                                                      Trần Phát Đạt
                                                                                       Trung đoàn 2


           Để kịp thời động viên bộ đội an tâm tư tưởng, tạo động lực xây dựng quyết tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017,  Quân đoàn, Sư đoàn, Trung đoàn đã ban hành các hướng dẫn, kế hoạch về giải quyết phép cho HQS, CS năm 2017. Đây là chính sách hết sức cần thiết, thể hiện quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp đối với HSQ, CS hằng năm, tạo điều kiện để bộ đội về thăm gia đình dịp đầu năm mới và giải quyết kịp thời những vấn đề về tư tưởng, tình cảm… Nhưng thực tế, trong Sư đoàn những năm qua, đã có trường hợp HSQ, CS khi về nghỉ phép tại địa phương vi phạm kỷ luật quân đội, tham gia các tệ nạn xã hội và mất an toàn giao thông. Điều này, đã đặt ra không ít những băn khoăn, lo lắng đối với đội ngũ các bộ các cấp.
Trên cơ sở, rút kinh nghiệm các đợt giải quyết phép trước, Tiểu đoàn đã tổ chức giải quyết phép 02 đợt (Đợt 1: Từ 06h00, ngày 05/2/2017 đến 16h00, ngày 09/2/2017 và Đợt 2: Từ 06h00, ngày 11/2/2017 đến 16h00, ngày 15/2/2017) cho 425 đồng chí HSQ, CS về nghỉ phép tại 26 quận, huyện của 08 tỉnh, thành phố (gồm: Tp. HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh) chặt chẽ. 100% HSQ,CS nghỉ phép đúng địa chỉ, trả phép đúng thời gian quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có trường hợp vi phạm pháp luật, kỷ luật Quân đội và các quy định của địa phương.
           Qua thực tiễn tổ chức cho HSQ, CS đi phép năm 2017, đơn vị xin rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, Cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức giáo dục, quán triệt chặt chẽ về các chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch, quy định của các cấp về giải quyết phép.
Đây là kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong công tác tư tưởng góp phần tác động trực tiếp đến nhận thức của cán bộ, chiến sỹ. Đảng ủy Tiểu đoàn và các chi bộ đã xác định công tác bảo đảm an toàn trong tổ chức đi phép cho HSQ, CS là một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong tháng 2/2017. Tổ chức sinh hoạt quán triệt chặt chẽ theo phân cấp từ Tiểu đội đến Tiểu đoàn và Trung đoàn cho 100% cán bộ, chiến sỹ. Tiểu đoàn đã đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, quán triệt về các chỉ thị, quy định của đơn vị và địa phương, nhất là các nội dung cấm (như: đi xe máy, uống rượu, bia, vi pháp luật, kỷ luật…) đối với HSQ, CS và công tác bảo đảm an toàn bằng hình ảnh trực quan, sinh động thông qua VIDEO các trường hợp vi phạm, tai nạn…trước buổi sinh hoạt. Qua đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt, nêu cao ý thức tự giác chấp hành quy định và công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối của bộ đội.
Thứ hai, tổ chức làm cam kết, đăng ký quyết tâm chặt chẽ từ tập thể trung đội, đại đội, tiểu đoàn, cán bộ đưa quân đi phép và 100% HSQ, CS đi phép.  Mỗi HSQ, CS đi phép phải có từ 03 số liên lạc của người thân tại nơi nghỉ phép để cán bộ đưa quân đi phép và đơn vị thường xuyên liên lạc nắm tình hình.
Ba là, làm tốt công tác chuẩn bị công văn thông báo kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HSQ, CS tại đơn vị gửi về cho gia đình và địa phương chặt chẽ theo đúng hướng dẫn. Đề nghị gia đình và địa phương phối hợp trong công tác quản lý, giáo dục quân nhân về nghỉ phép Chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật Quân đội và quy định địa phương.
Bốn là, lựa chọn đề nghị cán bộ đưa quân đi phép là cán bộ cấp đại đội, tiểu đòan những đồng chí cá năng lực, kinh nghiệm trong quản lý chỉ huy và khả năng xử lý khi có tình huống xảy ra kịp thời, hiệu quả.
Tiểu đoàn đã đề nghị Trung đoàn bố trí cán bộ tiểu đoàn đưa quân đi phép tại những địa phương có tình hình an ninh, trật tự phức tạp về tệ nạn xã hội và địa phương có chiến sỹ vi phạm, mất an toàn trong các đợt giải quyết phép trước để kịp thời phối hợp với địa phương có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Cán bộ đưa quân đi phép hàng ngày gọi điện thoại về gia đình quân nhân nghỉ phép kịp thời nắm tình hình, xử lý các tình huống nảy sinh và báo cáo về Tiểu đoàn, Trung đoàn theo quy định; quản lý chặt chẽ quân số và kiểm tra các vật chất cấm trước khi về và trả phép tại đơn vị.
Năm là, thưc hiện có hiệu quả việc rút kinh nghiệm sau mỗi đợt đi phép, và kịp thời biểu dương đề nghị khen thưởng đột xuất các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa quân đi phép và phê bình các đồng chí trách nhiệm thấp, chấp hành các quy định không nghiêm.
Những kinh nghiệm thực tiễn trên, là cơ sở để tiểu đoàn tổ chức tốt các đợt đi phép tiếp theo trong năm 2017 bảo đảm an toàn tuyệt đối.


HỌC TẬP, LÀM THEO GƯƠNG BÁC
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ YÊU CẦU THỰC TIỄN ĐẶT RA

Nguyễn Tiến Dũng
 Phòng Tuyên huấn

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, nhân dân ta tài sản to lớn và vô cùng quý giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách. Thiết thực ghi nhớ công lao của Người, thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đẩy mạnh thực hiện. Những kết quả trong việc học tập và làm theo Bác đã góp phần quan trọng trong xây dựng tổ chức Đảng TSVM, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD; tạo ra động lực quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân đoàn.
Tuy Bác đã đi xa gần 50 năm nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người mãi là những tài sản vô giá. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã có quá trình lịch sử liên tục, lâu dài.
Sau ngày Bác mất, đồng chí Lê Duẩn đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta khẳng định “Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch”. Sau đó khẩu hiệu “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” cũng đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Ngày 27/3/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”.
Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW đã đạt kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, có những đóng góp đáng khích lệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, cán bộ chiến sĩ, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đây là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Hiện nay, cán bộ đảng viên trong Quân đội nói chung, Quân đoàn 4 nói riêng đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để Chỉ thị 05, Chỉ thị 87 đi vào cuộc sống, lãnh đạo chỉ huy các cấp cần tập trung quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động các nội dung chủ yếu về tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời lựa chọn những vấn đề liên quan để tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả như tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng thương yêu đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư…phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương…
Trên cơ sở đó vận dụng cụ thể với từng cương vị chức trách, cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, những cán bộ đảng viên làm công tác chuyên môn (đặc thù) để tự giác học trước, làm theo trước nêu gương cho cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo.
Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nghị quyết của cấp ủy và nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Tổ chức tốt tọa đàm “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới”.
Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm trên trước, dưới sau; học đi đôi với làm theo. Lấy kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức đảng hằng năm.
Xây dựng, tổng kết và nhân rộng những điển hình tiên tiến và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kết hợp giữa “xây” với “chống”. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 05, Chỉ thị 87, Chỉ thị 788 gắn với đánh giá, nhận xét cán bộ, đảng viên hằng năm. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên, đạt hiệu quả thiết thực../.
GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
                                           Nguyễn Thành Bền
                                                Trung đoàn 3
                                                   
               Khi đến với Trung đội SMPK 12,7mm - Tiểu đoàn 7  mọi người sẽ được nghe kể về một tấm gương mẫu mực. Với nước da trắng ,dáng người cao ráo, gương mặt niềm nở luôn thường trực trên môi một nụ cười, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, tính tình hoà đồng và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc - đó chính là đồng chí Hoàng Minh Tuấn.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương Bình Thuận anh dũng, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng đã hun đúc trong Tuấn tình yêu quê hương, đất nước, nuôi dưỡng trong Tuấn ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh để góp phần cống hiến cho quê hương, đất nước.Và ước mơ đó đã trở thành hiện thực Tuấn đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2016. Cầm trên tay lệnh gọi nhập ngũ mà Tuấn rất lo lắng và nhiều trăn trở vì chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là ngày thành hôn của mình cùng vợ sắp cưới. Bằng bản lĩnh của thanh niên cùng sự động viên của cả 2 gia đình và đặc biệt là vợ chưa cưới Tuấn lên đường nhập ngũ. Cũng như bao thanh niên cùng trang lứa khác, những ngày đầu mới vào quân đội Tuấn còn gặp nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với mội trường mới với những quy định, chế độ, nền nếp chặt chẽ kỷ luật nghiêm minh nên Tuấn gặp không ít khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Song, nhờ sự quan tâm chỉ bảo tận tình của chỉ huy đơn vị, của đồng chí đồng đội, sự động viên chia sẽ của gia đình, bạn bè và hơn hết là sự nỗ lực cố gắng, tinh thần ham học hỏi của bản thân Tuấn đã nhanh chóng bắt nhịp và hoà nhập với cuộc sống trong môi trường quân đội. Do đó khi kết thúc 3 tháng huấn luyện tân binh Tuấn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và được biên chế về Trung đội SMPK 12,7mm - Tiểu đoàn 7. Trên cương vị là chiến sĩ, với những gì đã được đào tạo, cùng với tinh thần ham học hỏi, đức tính cần cù, trách nhiệm, lối sống giản dị hoà đồng, Tuấn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, luôn gương mẫu trong lời nói và việc làm, được chỉ huy tin tưởng, đồng chí đồng đội quý mến. Với những nỗ lực cố gắng, phấn đấu không mệt mỏi của mình, tháng 09/2016, Tuấn được thăng quân hàm từ binh nhì lên binh nhất. Đây vừa là vinh dự, vừa là sự ghi nhận của đơn vị về những thành tích mà Tuấn đã cống hiến trong thời gian qua.
          Với những gì Tuấn đã cống hiến cho đơn vị, Tuấn thực sự xứng đáng là tấm gương sáng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ chúng ta noi theo về nghị lực phi thường, tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ. Chúng ta cùng chúc cho Tuấn  - một quân nhân ưu tú và mẫu mực, sẽ cống hiến nhiều hơn nữa cho đơn vị trong thời gian quân ngũ còn lại, và chúc cho Tuấn luôn thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.                                        


ĐOÀN CƠ SỞ BỆNH VIỆN QUÂN Y 4 TỔ CHỨC THÀNH CÔNG
ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2017 – 2019
Trần Quốc Tiến
Bệnh viện Quân y 4

Hòa chung khí thế thi đua sôi nổi của tuổi trẻ cả nước đang tích cực ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI. Thực hiện Kế hoạch số 07 ngày 06/01/2017 của Phòng Chính trị Cục Hậu cần về tổ chức Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong Cục Hậu cần và Hướng dẫn số 17 ngày 19 tháng 01 năm 2017 của Phòng Chính trị Cục Hậu cần về tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Hậu cần lần thứ IX. BCH Đoàn cơ sở Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội và làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT chào mừng Đại hội Đoàn cơ sở Bệnh viện nhiệm kỳ 2017-2019 tạo bầu không khí vui tươi sôi nổi cho cán bộ, đoàn viên trong toàn đoàn cơ sở. Đây cũng là dịp để cán bộ, đoàn viên gặp gỡ giao lưu với nhau tạo thêm tinh thần đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau trong công tác.
Sáng ngày 21 tháng 4 năm 2017 Đoàn cơ sở Bệnh viện Quân y 4 đã khai mạc Đại hội với sự tham gia của đông đủ cán bộ, đoàn viên. Đại hội đã được đón đồng chí Đại tá Nguyễn Trần Long, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn, đồng chí Thượng tá Nguyễn Xuân Hòa, Phó Chủ nhiệm Chính trị Cục Hậu cần về dự. Ngoài ra Đại hội Đoàn cơ sở còn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy-BGĐ Bệnh viện, các Chi bộ, Hội Phụ nữ Bệnh viện đến dự và tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Trong chương trình làm việc, Đại hội đã tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015-2017; đề ra phương hướng nhiệm vụ về công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2017-2019; bầu BCH Đoàn cơ sở mới nhiệm kỳ 2017-2019; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Hậu cần lần thứ IX dân chủ, khách quan, đúng thủ tục nguyên tắc.
Đại hội đã được nghe đồng chí Đại tá Trần Văn Trường, Đảng ủy viên, Phó Giám đốc Bệnh viện phát biểu chỉ đạo và biểu dương sự đóng góp của cán bộ, đoàn viên trong toàn Đoàn cở sở đã tích cực hoạt động góp phần vào hoàn thành các nhiệm vụ của Bệnh viện trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh: BCH Đoàn cơ sở cần phát huy tốt hơn nữa những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, tiếp tục thực hiện tốt các nội dung chương trình kế hoạch hoạt động nhất là việc giáo dục để đoàn viên tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong xây dựng môi trường Bệnh viện văn hóa, thực hiện tốt việc giao tiếp ứng xử trong hướng dẫn, chăm sóc người bệnh.
Đại diện BCH Đoàn cơ sở khóa mới đã hứa trước Đại hội sẽ tích cực giáo dục, động viên cán bộ, đoàn viên ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
ĐẠI ĐỘI 14 TRONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, CỐNG HIẾN TÀI NĂNG, XỨNG DANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ”
Lê Văn Dũng
Trung đoàn 1

Tập thể Đại đội 14, Trung đoàn 1 được cấp trên giao nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; đẩy mạnh xây dựng chính quy, quản lý, duy trì kỷ luật xây dựng đại đội vững mạnh toàn diện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại đội luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn; đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ huy đơn vị; đại đa số cán bộ có trình độ chuyên môn năng lực tốt, tinh thần trách nhiệm cao. Doanh trại đơn vị được xây dựng khang trang, sạch, đẹp, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt, huấn luyện ngày càng được củng cố, bổ sung khá đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên do yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, cùng với đó là sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, phẩm chất của một số cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ không đồng đều, nhất là cán bộ tiểu đội, trung đội, một số đồng chí trình độ năng lực vẫn còn hạn chế phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của đơn vị.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trên chi ủy, chi bộ đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo; tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị đạt được những kết quả tích cực, cụ thể là: Hàng năm, chi bộ và chỉ huy đơn vị đã thường xuyên lãnh đạo, tổ chức giáo dục, quán triệt cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua quyết thắng gắn với cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Hàng tháng chi bộ đều ra nghị quyết, xác định rõ chủ trương, biện pháp tiến hành lãnh đạo, và triển khai cho đội ngũ cán bộ, chỉ huy, các tổ chức trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Phân công trách nhiệm trong chi ủy, chi bộ, từng cán bộ, đảng viên phụ trách các mặt công tác. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với nhận xét đánh giá cán bộ Đảng viên. Do vậy, các phong trào thi đua được tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đã góp phần thúc đẩy kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị.
Cuộc vận động nếu chỉ dừng lại ở nhận thức sẽ là chưa đủ, mà phải tập trung vào  hành động thực tế. Do đó cấp trên phải kiểm tra cấp dưới về chương trình hành động đã sát hợp chưa, cụ thể chưa. Sau đó kiểm tra cấp dưới có thực hiện tốt chương trình hành động hay chỉ làm lấy lệ. Trong điều kiện những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song cán bộ, chiến sĩ Đại đội chúng tôi luôn yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Chúng tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm chắc chắn cán bộ, chiến sĩ đươn vị chúng tôi sẽ thực hiện Cuộc vận động thực sự có chất lượng, hiệu quả, góp phần hoàn thành xuất sắc cá chỉ tiêu thi đua mà Phong  trào thi đua quyết thắng đã đề ra.
CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, THIẾT THỰC, HIỆU QUẢ

Nguyễn Tuấn Tài
Sư đoàn 309

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua Ái quốc “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua Quyết thắng; cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và chỉ huy các cấp ở Sư đoàn 309 đã đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; cụ thể hóa thành các nội dung, chỉ tiêu có tính đột phá, phù hợp với tình hình nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn. Nhờ đó, năm 2016, phong trào thi đua Quyết thắng trong Sư đoàn không ngừng được đổi mới, phát triển, hiệu quả, thiết thực trực tiếp góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ phấn đấu vươn lên, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Triển khai nghiêm túc
Để tiếp tục giữ vững và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng; năm 2017, Đảng uỷ, chỉ huy Sư đoàn 309 đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “Hiệu quả, kỷ cương, quyết thắng”. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị giáo dục, quán triệt, tuyên truyền  và triển khai tổ chức thực hiện chặt chẽ, thu được những kết quả quan trọng ngay từ những ngày đầu, tuần đầu. Cụ thể:
Đợt thi đua đột kích “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Đinh Dậu năm 2007” toàn Sư đoàn đã có hơn 50 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu được chỉ huy các cấp khen thưởng.
Cùng với Lễ ra quân huấn luyện năm 2017, Đảng uỷ, chỉ huy Sư đoàn 309 tiếp tục phát động phong trào thi đua với chủ đề “Chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả”. Nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Sư đoàn xác định: Tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện ngay từ những ngày đầu, coi đây là mũi nhọn đột phá, trong thực hiện các chỉ tiêu huấn luyện trong năm. Thông qua phong trào thi đua đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí vượt khó vươn lên, hoàn thành tốt các nội dung, chỉ tiêu huấn luyện.
Nhiều gương điển hình say mê sáng tạo
Ngay sau khi phát động, triển khai thực hiện; phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, kịp thời cổ vũ, động viên, thu hút được toàn thể cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng sôi nổi. Xuất hiện nhiều gương điển hình say mê, sáng tạo, với 27 sản phẩm sáng kiến, cải tiến mô hình, vật chất huấn luyện được Hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu. Tiêu biểu như: Đồng chí Nguyễn Xuân Trường với sáng kiến cải tiến thiết bị tháo lắp hộp tiếp đạn súng Tiểu liên AK; đồng chí Nguyễn Mạnh Quyết, cải tiến mô hình mìn POMZ2 chiếu sáng; đồng chí Nguyễn Thanh Phong, cải tiến thiết bị phối hợp trở kháng lọc nhiễu của máy VTĐscn PRC25 và đồng chí Nguyễn Minh thức với cải tiến thiết bị đánh dấu đường mở…
Hiệu quả thiết thực
Có thể khẳng định, kết quả bước đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng năm 2017 ở Sư đoàn 309 đã đi vào cuộc sống, thực sự trở thành động lực thúc đẩy toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật; bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật và đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Đồng thời, trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc, làm cơ sở để xây dựng Sư đoàn vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, qua trình tổ chức thực hiện nhận thấy, phong trào thi đua Quyết thắng trong Sư đoàn thời gian qua vẫn còn một số hạn chế đó là: Hiệu quả thi đua phát triển chưa đồng đều, thiếu chiều sâu, chưa thực sự vững chắc; một số nội dung, mục tiêu thi đua chưa tạo sự chuyển biến căn bản trong thực hiện “một tập trung, ba khâu đột phá”; chưa khắc phục được tình trạng mất an toàn trong tham gia giao thông,... Những hạn chế trên cũng đã được cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, cơ qun chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp trong sư đoàn nghiêm túc rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục kịp thời./.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO MỘT HÀNH ĐỘNG DẠI DỘT

Đào Ngọc Thanh
Sư đoàn 7

Ngày 4-5-2017, tại hội trường Sư đoàn 7, Tòa án Quân sự khu vực 2 Quân khu 7 xét xử phạt bị cáo Đỗ Văn Lịch 12 tháng tù giam về tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”. Với suy nghĩ và nhận thức lệch lạc, tự chặt cụt ngón tay trỏ bàn tay phải thì sẽ không bắn được súng sẽ được trả về địa phương.  Hành vi tự thương của bị cáo L đã cấu thành tội “Trốn tránh nhiệm vụ” theo khoản 1 Điều 403 Bộ Luật hình sự năm 2015 và điểm h, điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ Luật hình sự năm 1999.
 Theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Khu vực 73 Quân khu 7, Đỗ Văn Lịch, sinh ngày 13-10-1993 tại Thái Bình; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Lịch là chiến sĩ mới thuộc Tiểu đội 1, Trung đội 3, Đại đội 2, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 209, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Sáng ngày 17-2-2017, Lịch được phân công nhiệm vụ nhận súng từ kho kỹ thuật của Sư đoàn về phục vụ công tác huấn luyện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, khoảng 9 giờ 30 phút Lịch ra ngồi phía trước khu vực nhà vệ sinh Tiểu đoàn 8 và nhìn thấy con dao để trên bệ giá súng, Lịch liền nảy sinh ý định dùng con dao trên chặt đứt ngón tay để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nghĩ là làm, Lịch đi lại giá súng cầm con dao đi vào nhà vệ sinh của Tiểu đoàn 8, khi vào trong nhà vệ sinh, Lịch đặt ngón trỏ bàn tay phải lên thành bể nước rồi chặt đứt rời ngón trỏ bàn tay phải của mình. Sau khi chặt xong, do máu chảy nhiều, Lịch đi ra báo với các đồng chí khác trong đơn vị và được đưa đi cứu chữa tại bệnh viện.
Tại bản giám định pháp y của Bệnh viện 175 kết luận, tổn thương cơ thể do thương tích gây nên đối với Lịch là cụt đốt 2, 3 ngón trỏ bàn tay phải, tỷ lệ thương tật là 8%. Dù đã thành khẩn khai báo và ân hận về việc mình đã làm. Tuy nhiên, hành vi của bị cáo đã xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của người quân nhân, đồng thời trực tiếp xâm hại đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội, đến kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của đơn vị, đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm phục vụ trong Quân đội của một người công dân được Hiến pháp ghi nhận. Vì vậy bị cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội do mình gây ra. Do đó, Hội đồng xét xử xét thấy, cần phải xử phạt bị cáo một mức án nghiêm minh, cách ly bị cáo với xã hội một thời gian để bị cáo có thời gian cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, đồng thời cũng làm gương răn ngừa người khác.
Lời bàn: Là một thanh niên đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, đây là môi trường tốt để rèn luyện, phấn đấu trưởng thành bản thân về mọi mặt, mà diều cao cả hơn chính là trách nhiệm, vinh dự, tự hào khi được góp sức mình cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.  Nhưng do thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, mục đích cá nhân, Lịch đã có hành vi sai trái, thấp hèn, vô ý thức, tổ chức, kỷ luật dẫn đến những hệ lụy không nhỏ cho bản thân, gia đình, người thân và đơn vị. Hành vi của Lịch thật đáng bị xã hội lên án. Đây thực sự là bài học đắt giá cho những thanh niên có tư tưởng thấp hèn, ích kỷ hẹp hòi, đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể.