Ngày 20 tháng 10
“Làm sao cho được 50 người hiểu rõ, còn hơn là được 500
người hiểu lờ mờ”[1].
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài
“Lời căn dặn các đội viên tuyên truyền xung phong”, ngày 20 tháng 10 năm 1945,
đăng trên Báo Cứu quốc, số 73, ngày 22 tháng 10 năm 1945.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền
cách mạng là một hoạt động thống nhất trên ba mặt. Một là, nhận thức đúng đắn về mục đích và vai trò của tuyên truyền. Hai là, phương pháp tuyên truyền. Ba là, những yêu cầu đối với người
làm công tác tuyên truyền. Cả ba mặt trên luôn phải thống nhất, liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau. Trong đó nhận thức mục đích đóng vai trò chủ đạo, chi phối trực
tiếp đến mọi phương pháp hoạt động tuyên truyền. Những lời khuyên và chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
như phong cách nói và viết của Người đã vượt qua giới hạn của kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ đơn thuần, trở thành một nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu
vào lòng người đọc, người nghe để đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền học
tập và làm theo.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý
nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền đối với toàn bộ hoạt động lãnh đạo của
Đảng. Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Đồng thời, đây cũng là một
vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại các quan điểm thù địch, sai trái, giữ vững
trận địa tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và đạo đức; góp phần quan trọng giáo dục, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện
thắng lợi đường lối chính trị của Đảng.
Công tác tuyên truyền trong Quân đội luôn được Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư các nguồn lực để
tiến hành ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân. Bám sát sự phát triển của
tình hình thế giới, khu vực, trong nước, nhất là những sự kiện chính trị thời sự
nổi bật, được đông đảo dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm để tiến
hành tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền được biên tập công phu, chặt chẽ, phản
ánh tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa
học công nghệ và môi trường… Các nội dung được luận giải, thuyết phục bằng những
cơ sở lý luận, thực tiễn sát đúng, có tính chiến đấu cao, dự báo và định hướng
tư tưởng rõ ràng. Phương pháp truyền tải đã có nhiều đổi mới, kết hợp sử dụng
các thiết bị, phương tiện hiện đại và tăng cường đối thoại, giao lưu trực tiếp
với người tiếp nhận thông tin. Vì vậy, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng Quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực hiện thắng lợi
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
[1]
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.4,
tr.72.
No comments:
Post a Comment