Ngày 26 tháng 9
“Không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”[1].
Đây là lời của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Muốn
thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”, đăng trên báo Cứu quốc, số 51, ngày 26 tháng 9 năm
1945, ký bút danh Chiến Thắng.
Đây là
thời điểm cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới giành được thắng lợi, mở ra bước
ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt
Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm
chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở
thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một
Đảng cầm quyền. Tuy nhiên, đã xuất hiện tư tưởng tự cao, tự đại trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên; để kịp thời phê bình, chấn chỉnh và khắc phục những hạn
chế, yếu kém trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: “Muốn thành cán bộ
tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích”, đăng trên báo Cứu quốc.
Lịch sử
ra đời, hoạt động và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng đã chứng minh, chỉ
khi nào Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, nghiêm túc tự phê
bình và phê bình thì khi đó Đảng mới có thể nhận thức được đúng quy luật khách
quan và có quyết sách đúng đắn để tạo chuyển biến, đưa cách mạng tiến lên. Đây
là công việc khó, đòi hỏi phải có dũng khí, có phương pháp, phải “thấu tình đạt lý” mới mang đến hiệu quả
thiết thực. Bởi vì, nó đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu,
khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người khác. Nếu
không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy
ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết
điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình.
Thấu triệt lời Bác Hồ dạy, quán triệt và
triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Đảng
bộ Quân đội và toàn quân luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện việc
tự phê bình và phê bình ở mọi cấp, mọi ngành. Đặc biệt, để tự phê bình và phê
bình đi vào thực chất và hiệu quả, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã luôn yêu cầu đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt phải gương mẫu, đi đầu
trong tự phê bình và phê bình; qua đó, tạo không khí dân chủ, biết và dám tự
phê bình và phê bình. Trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy phải có thái độ
nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá đúng ưu, nhược điểm của các cấp ủy viên, các
đảng viên, nhất là các đồng chí cán bộ chủ trì, chủ chốt để kịp thời sửa chữa
sai sót, yếu kém, đồng thời thực hiện tốt việc“nói phải đi đôi với làm”, “Trên
làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”, “Làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động”, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có tinh thần tự
giác rất cao, có tình thương yêu đồng chí thật sự và phải có dũng khí đấu tranh
thẳng thắn, chân tình. Phê phán những tư tưởng, thái độ nể nang, hữu khuynh “im lặng là vàng”, hoặc thái độ cực
đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, xây dựng tổ
chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao.
No comments:
Post a Comment