Ngày 08 tháng 11
“Nạn đói kém nguy
hiểm hơn nạn chiến tranh”[1].
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được trích trong bài viết “Hô hào nhân dân
chống nạn đói”, đăng Báo Cứu quốc, số 86, ngày 08 tháng 11 năm 1945.
Hơn 70 năm đã qua đi, nhưng trong ký ức của người dân
Việt Nam, nạn đói năm 1945 vẫn còn là một cơn ác mộng, một nỗi đau nhức nhối,
khó quên. Do chính sách độc ác của bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp đã khiến
cho hơn 2 triệu người dân Việt Nam phải chết vì đói, bằng một phần mười dân số
Việt Nam lúc bấy giờ. Lời của Bác vừa là lời tố cáo đanh thép về tội ác “trời
không dung, đất không tha” của bè lũ thực dân đế quốc đã gây ra cho dân tộc
Việt Nam, vừa là động lực thôi thúc nhân dân cả nước quyết tâm vượt qua khó khăn,
gian khổ ra sức lao động, sản xuất để tạo ra nhiều lương thực nhằm giải quyết
nạn đói trước mắt và chi viện cho tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Lời của Bác là bài học nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam phải
luôn nêu cao ý thức tự lực, tự cường, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng và chủ động
đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch;
đồng thời, chúng ta phải ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tích cực và chủ
động hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dù
ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ thành
quả cách mạng, Quân đội ta luôn chủ động, tích cực tham gia lao động sản xuất,
xây dựng kinh tế bằng hình thức, biện pháp phù hợp, đúng định hướng của Đảng.
Qua đó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tới, nước ta
tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng;
nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đứng trước những thuận lợi và cơ hội to lớn,
song cũng có không ít khó khăn, thách thức. Để góp phần cùng toàn Đảng, toàn
dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới, đòi hỏi Quân
đội cần tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tiếp tục
thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, đóng góp nhiều hơn nữa vào
phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực, sức mạnh của đất nước, xứng
đáng là “đội quân chiến đấu, đội quân
công tác, đội quân lao động sản xuất” trong thời kỳ mới.
No comments:
Post a Comment