Ngày
26/4/1951
Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ
đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán
bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất thắng”.[1]
Là lời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được trích trong Bài nói tại Hội nghị kiểm thảo chiến dịch đường số 18
năm 1951: “Từ tiểu
đội trưởng trở lên, từ Tổng Tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất
và tinh thần của đội viên, phải xem đội viên ăn uống như thế nào, phải hiểu
nguyện vọng và thắc mắc của đội viên. Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu
mình đói. Bộ đội chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ
chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt. Thế mới dân chủ, mới đoàn kết, mới tất
thắng”
Mối quan hệ
giữa cán bộ với chiến sĩ được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng,
chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội
cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi
khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Người đã chỉ rõ cho đội
ngũ cán bộ quân đội phải luôn chăm lo đến đơn vị, sống tran hòa, đồng cam cộng
khổ với bộ đội thì bộ đội nhất định tin và nghe theo: “Đối với binh sĩ, thì lời
ăn tiếng nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức
chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm
mấy họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ sẽ hăng hái đánh”. Và Người khẳng
định: “Cán bộ có coi đội viên như chân tay, đội viên mới coi cán bộ như đầu như
óc”.
Trong suốt quá
trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội ta, mối quan hệ cán - binh được xây dựng trên cơ sở tình thương yêu đồng chí,
đồng đội, được tôi luyện, thiết lập vững chắc qua hai cuộc kháng chiến trường
kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trở thành bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” - một biểu tượng
cao đẹp của người quân nhân cách mạng.
Thấu triệt lời Bác dạy, đội ngũ cán bộ các
cấp trong quân đội nghiêm túc tự phê bình và phê bình, nêu cao tinh thần cách
mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống
vật chất, tinh thần của bộ đội, gương mẫu để
bộ đội học tập, noi theo; xây
dựng tinh thần tự giác trong bộ đội, trở thành lời thề danh dự của người quân
nhân cách mạng: “Tuyệt đối phục
tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất
cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Trong giai đoạn hiện nay, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội hằng ngày một cách chu đáo, không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm, sự nêu gương của người cán bộ đối với bộ đội. Đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy phải hết lòng chăm lo xây dựng đơn vị, tôn trọng và thương yêu cấp dưới như “chân với tay” thì cấp dưới sẽ kính trọng, coi lãnh đạo, chỉ huy của mình “như đầu, như óc”, như người thân trong gia đình; từ đó, bộ đội sẽ mang hết khả năng để thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh một cách tự giác và có hiệu quả cao nhất. Bởi vậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội phải luôn là hạt nhân đoàn kết, thống nhất; kiên quyết chống biểu hiện xa rời cấp dưới, quan liêu, hách dịch, vô cảm… thật sự làm cho cấp dưới kính trọng, tin tưởng, học tập và noi theo, góp phần giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - một nét đẹp văn hóa độc đáo, đặc sắc của quân đội trong thời đại Hồ Chí Minh.
No comments:
Post a Comment