Ngày 13/5/1955
“Việc gì cũng phải có lãnh đạo thì mới thành
công”.[1]
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị đổi
công toàn quốc năm 1955. Đây là thời kỳ phong trào tổ đổi công đang phát triển
mạnh, rất cần thiết có sự tổng kết, trao
đổi kinh nghiệm giữa các các khu, tỉnh, huyện, xã, các tổ trưởng tổ đổi công
trên toàn miền Bắc và một số địa phương ở miền Nam. Bác ghi nhận, đánh giá cao
và khẳng định vai trò to lớn của công tác lãnh đạo, chỉ đạo nói chung, lãnh
đạo, chỉ đạo phong trào tổ đổi công nói riêng, đồng thời, định hướng phương
châm, nguyên tắc, phương pháp tổ chức của các tổ chức đảng, nhất là trong công
tác lãnh đạo phong trào xây dựng tổ đổi công - bước đầu tiên đưa nông dân vào
con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa.
Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng ta đã không
ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, lãnh
đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vị trí, vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định trên thực tiễn và được hiến
định vững chắc trong các bản Hiến pháp trước đây và trong Điều 4, Hiến pháp năm
2013 “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời
là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội…”
Lịch
sử hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân
đội nhân dân Việt Nam luôn gắn liền với sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng Cộng sản Việt Nam - đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nguyên nhân và
cũng là kết quả giúp cho Quân đội ta chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược
hung bạo trước đây và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trong trong
xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại giai đoạn
hiện nay. Mọi hoạt động quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật… trong quân đội
đều được đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, điều hành của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên
các cấp.
Hiện
nay, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” chống
phá cách mạng nước ta, chống phá quân đội với việc hô hào đòi xóa bỏ Điều 4,
Hiến pháp năm 2013, cổ vũ cho việc “phi chính trị hóa quân đội”… đòi hỏi cấp
ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp cần tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, giữ
vững sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của đơn vị, của bộ đội; cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu trước cấp dưới, trước bộ
đội, để bộ đội học tập và noi theo.
No comments:
Post a Comment