Ngày 24 tháng 9
“Trên mặt trận nông nghiệp, mỗi đồng bào nhà nông phải là một
chiến sĩ xung phong.
Chiến sĩ trước mặt trận thì xung phong
giết giặc bằng súng đạn.
Chiến sĩ nhà nông thì xung phong giết
giặc bằng cày cuốc, nghĩa là phải xung phong tăng gia sản xuất, để giúp cho bộ
đội đủ ăn đủ mặc để đánh giặc”[1].
Là
lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài viết “Việt Bắc quyết thắng”, Người viết khoảng cuối tháng 9 năm 1949. Đây
là thời điểm cách mạng nước ta gặp rất nhiều khó khăn, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
rút về căn cứ địa Việt Bắc để bảo toàn và phát triển lực lượng, chỉ đạo cả nước
trường kỳ kháng chiến.
Thực hiện lời Chủ
tịch Hồ Chí Minh dạy, quân và dân ta đã chung sức, đồng lòng, kề vai sát cánh,
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hậu phương thi đua tăng gia sản xuất giỏi với
phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; cán bộ, chiến sĩ trên chiến
trường thi đua giết giặc lập công, với khẩu hiệu “mỗi
viên đạn là một quân thù” tiến hành cuộc kháng chiến ba nghìn ngày, với tinh thần: “Dù
bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh…” đã làm nên một Điện Biên Phủ lững lẫy
năm châu, chấn động địa cầu. Trong thành tích vẻ vang đó, có công sức đóng góp
rất lớn của nông dân, nông nghiệp Việt Nam, đã xây dựng nên một hậu phương lớn
chi viện kịp thời cho tiền tuyến ăn no, đánh thắng, càng đánh càng mạnh.
No comments:
Post a Comment