Quân đoàn 4 đóng quân ở các địa
bàn có đa số đồng bào theo đạo, chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao
đài, trong đó đồng bào theo Công giáo chiếm 43,34% dân số, phần lớn từ phía Bắc
di cư vào năm 1954 sống tập trung tại các khu vực: Q. Thủ Đức, huyện Củ Chi/Tp.
Hồ Chí Minh; Tp. Biên Hòa, huyện Xuân Lộc; Long Thành/Đồng Nai; Tp. Thủ Dầu
Một, Tx.Thuận An, Dĩ An/Bình Dương, tỉ lệ đồng bào theo Công giáo chiếm khoảng
86% trong các tôn giáo. Tổ chức tôn giáo, cơ sở thờ tự, các ngày lễ trọng đại
của các tôn giáo được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm cho phép xây dựng và
tổ chức đúng pháp luật, bảo đảm an toàn. Đồng bào theo đạo chủ yếu là người lao
động, đa số có tinh thần yêu nước gắn bó với dân tộc, với chế độ XHCN, có
nguyện vọng xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng, đổi mới của đất nước và địa phương; có mối quan hệ tốt với cán bộ, chiến
sỹ Quân đoàn.
Quân đoàn
phối hợp với chính quyền thị xã Thuận An thăm trung tâm Mái Ấm Tình Mẹ 2 (thuộc
giáo xứ Búng, thị xã Thuận An, Bình Dương).
Hàng năm, số thanh niên có đạo, nhập ngũ vào Quân
đoàn chiếm khoảng 9,5% thuộc các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ, chiến sỹ
hầu hết là con nhân dân lao động, có tình thương yêu giúp đỡ mọi người, được
đơn vị tuyển chọn chặt chẽ, có đủ tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe để phục vụ trong Quân đội, được
cán bộ các cấp quan tâm, giúp đỡ, giáo dục, rèn luyện, trưởng thành trong mơi
trường Quân đội, chấp
hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, quy định của đơn vị, xây
dựng mối đoàn kết tốt, có trách nhiệm, yêu thương giúp đỡ đồng đội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao.
Đảng ủy Quân đoàn đã thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện các
quan điểm, chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước theo nội dung
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 và Hướng dẫn số 456/HD-CT ngày 15/5/2006 của
Tổng cục Chính trị “Về việc tiếp tục tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo Quân đội thực hiện công tác tôn giáo trong tình hình
mới”; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 36/ĐUQSTW ngày 23/2/1999
của Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương). Đảng ủy
Quân đoàn đã ra nghị quyết lãnh đạo, trọng tâm là đẩy mạnh công tác vận động
quần chúng vùng tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, cùng địa phương vận động nhân dân
tôn giáo, theo đạo trên địa bàn tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị, nhất là trên địa bàn
có nhiều người theo đạo. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành địa
phương làm chuyển biến an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân.
Tuy nhiên, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo còn nổi lên một số vấn đề tiềm
ẩn những yếu tố gây mất an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội do các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá cách mạng Việt Nam.
Từ thực trạng trên, rút ra một số kinh
nghiệm nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng các cấp trong
tiến hành công tác dân vận đối với quân nhân có đạo và vùng đồng bào dân tộc,
tôn giáo:
Một là,
cấp uỷ Đảng, chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp phải
thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ
thị, hướng dẫn của trên về công tác tôn giáo trong tình hình mới, nhất là các
quan điểm mới, nhiệm vụ, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Thấy rõ vị
trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận ở vùng đồng bào tôn giáo là
công tác vận động cách mạng của Đảng trong Quân đội, là nội dung đặc biệt quan
trọng trong xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa đơn vị với nhân dân vùng đồng
bào có đạo, xây dựng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng đồng bào các tôn giáo.
Hai là, thường xuyên phối hợp chặt chẽ
với cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội địa phương nắm chắc
tình hình, phát hiện những vấn đề nảy sinh, tham mưu cho lãnh đạo chỉ huy đơn
vị, đề xuất phối hợp với địa phương giải quyết dứt điểm ngay từ đầu những vụ
việc có liên quan đến quốc phòng-an ninh, không kéo dài tạo điều kiện cho kẻ
xấu kích động gây điểm nóng.
Ba là, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa đơn vị với địa phương vùng tôn
giáo trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng lực lượng nòng cốt trong giáo dân, tranh
thủ quan hệ tốt với chức sắc các tôn giáo, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
các chức sắc, chức việc và các tín đồ tích cực để thông qua họ làm tốt công tác
vận động tín đồ vùng tôn giáo. Cần sử dụng các biện pháp tổng hợp trong đó lấy
sức mạnh của quần chúng làm nền tảng theo phương châm vận động, thuyết phục là
chính, kết hợp đấu tranh vạch trần âm mưu lợi dụng tôn giáo phá hoại an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương trên địa bàn.
Bốn là, công tác dân vận nói chung và công tác vận động quần chúng ở vùng
đồng bào tôn giáo nói riêng, phải vận dụng cho phù hợp với từng vùng, từng tôn
giáo và từng đối tượng, càng phải công phu, tỉ mỉ, kiên trì, không định kiến để
khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, vừa xuất phát từ yêu cầu, nguyện
vọng, lợi ích chính đáng của đồng bào vùng tôn giáo, vừa đồng hành cùng dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Năm là,
định kỳ hàng tháng, hàng quý bồi dưỡng nhận thức cho chiến sỹ có đạo và chiến
sỹ không có đạo nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách
mạng, đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm bồi dưỡng chiến sỹ có đạo đủ
phẩm chất, năng lực để phát triển đảng. Tích cực phòng chống việc truyền đạo trái
phép trong đồng bào tôn giáo, chống lợi dụng tôn giáo thực hiện âm mưu diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Sáu là, có khả năng dự báo nắm chắc tình hình mọi mặt, thuyết phục giáo dân
và chủ động tham mưu đề xuất phối hợp với địa phương giúp dân vùng tôn giáo
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định về an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn./.
Hồ Anh Tuấn
Ban Dân vận- Cục Chính Trị
No comments:
Post a Comment