Tuesday, January 29, 2019
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM ẤY
Ngày 30-1: “Mục đích của chúng ta là xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, nâng cao không ngừng đời sống nhân dân và đấu tranh
hòa bình thống nhất nước nhà”
.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài Nói chuyện tại hội nghị phổ biến nghị quyêt hội nghị Trung ương lần thứ
ba về kế hoạch nhà nước năm 1961, đăng trên Báo Nhân dân, số
2509, ngày 31-1-1961; trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang tăng cường cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam thành hai miền
Nam, Bắc.
Trong bài nói chuyện, Hồ Chí Minh khẳng định mục đích cao nhất xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc là: Nâng cao không ngừng đời sống nhân dân, đấu tranh
hòa bình thống nhất nước nhà Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên của Đảng phải
quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương thành kế hoạch hoạt động
cụ thể, làm cho Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước thấm sâu vào thực
tiễn, tạo ra nhiều thắng lợi. Lời bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chi Minh được
đại biểu dự Hội nghị quán triệt, tiếp thu nghiêm túc và nhanh chóng tuyên
truyền, triển khai, cụ thể hóa thành kế hoạch hoạt động thiết thực, tạo khí thế
thi đua sôi nổi trong các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng,
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch, thúc đẩy công cuộc xây dựng
miền Bắc phát triển lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất nước nhà.
Lời nói chuyện của Bác tại buổi phổ biến Nghị quyết Trung ương ba khóa III
được các cấp ủy đảng trong Quân đội lĩnh hội, tổ chức học tập, quán triệt và
triển khai chặt chẽ. Quân đội ta đã khẩn trương xây dựng kế hoạch quân sự 5 năm
lần thứ hai (1961-1965); tập trung xây dựng Quân đội tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chính quy, hiện đại; chủ động xây dựng các binh đoàn chủ lực
có khả năng cơ động nhanh, sức chiến đấu mạnh và các binh chủng kỹ thuật... Với
phương hướng xây dựng đúng đắn, quyết tâm cao, tổ chức thực hiện tốt, Quân đội
ta đã nâng cao một bước sức mạnh chiến đấu; đồng thời, đã tạo ra những cơ sở
thuận lợi cho việc mở rộng lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu
bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thấm nhuần sâu sắc lời của Người năm xưa, Đảng, Nhà nước, quân đội ta vận
dụng sáng tạo vào quá trình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới;
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tập trung thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; toàn quân đẩy mạnh xây dựng Quân đội nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, tung bước hiện đại, tuyệt đối trung thành
với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, được nhân dân tin yêu, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội - chủ nghĩa./.
Monday, January 28, 2019
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 28 tháng 2: “Thẳng thắn tự
phê bình và thật thà phê bình tức là đoàn kết mà đấu tranh và do đấu tranh đó
đã đi đến đoàn kết hơn trước ”.
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích ở bài Nói chuyện trong buổi bế
mạc Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ II, ngày 28 tháng 2 năm 1957. Đầu năm
1957, miền Bắc hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội được hơn 2 năm, công tác văn
nghệ cũng đã có bước phát triển mới và thành tựu mới, đến dự với Đại hội văn
nghệ toàn quốc lần thứ 2 Bác đã phát biểu: “Thẳng thắn tự phê bình và thật thà phê bình
tức là đoàn kết mà đấu tranh và do đấu tranh đó đã đi đến đoàn kết hơn trước”.
Lời dạy trên của của Chủ tich Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn không
chỉ khẳng định tầm quan trọng của tự phê bình, phê bình, của đấu tranh đối với
đoàn kết, thống nhất trong mỗi tổ chức mà còn nhắc nhở mỗi tổ chức, mỗi người
nói chung, đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ nói riêng phải luôn đề cao ý thức phê bình,
ý thức đấu tranh để xây dựng, củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong mỗi cơ
quan, đơn vị, ngành mình. Đồng thời, phải nhận thức sâu sắc đấu tranh, phê bình
và tự phê bình chính là quy luật, động lực của sự phát triển. Đấu tranh, phê
bình phải thật thà, trung thực, không lợi dụng phê bình để trù dập lẫn nhau.
Đấu tranh, phê bình để đi đến thống nhất, đoàn kết hơn, cùng nhau phát triển,
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để vững bước đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, lời dạy “Thẳng thắn tự phê bình và thật thà phê bình tức là đoàn kết mà đấu tranh
và do đấu tranh đó đã đi đến đoàn kết hơn trước” vẫn giữ nguyên giá trị, không những là tư tưởng chỉ đạo mà còn là
yêu cầu đòi hỏi các tổ chức đảng, đoàn thể cách mạng phải giữ gìn sự đoàn kết
thống nhất như giữ gìn con ngươi của mắt mình, phải tích cực đấu tranh, tự phê
bình và phê bình phải có tình thân ái, phải đúng người, đúng việc, phải thật
thà trung thực để đi đến đoàn kết và phát triển ngày càng tốt hơn.
Trong Quân đội, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần quán triệt và thực hiện nghiêm lời
dạy của Bác; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ”; chấp hành nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình để đi đến
đoàn kết, thống nhất trong từng đơn vị chính là hiện thực hóa lời dạy của Bác;
tránh lợi dụng đấu tranh, phê bình và tự phê bình để chia rẽ đoàn kết nội bộ,
trù dập lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm của đồng chí, đồng đội../.
Sunday, January 27, 2019
LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 28-1: ”...bảo đảm công tác thông tin liên lạc kịp
thời, chính xác, bí mật, an toàn... ” .
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi cán bộ, chiến sĩ bộ
đội Thông tin liên lạc, ngày 28-1-1969, nhân dịp bộ đội Thông tin liên lạc
mở Đại hội thi đua lập công; Bác căn dặn “Đã có cố gắng, cần luôn cố gắng
hơn nữa. Phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng; ra sức
học tập thêm nghiệp vụ, kỹ thuật, bảo đảm công tác thông tin liên lạc
kịp thời, chỉnh xác, bí mật, an toàn, ngày càng tiến bộ, lập nhiều thành tích
mới...
Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ lời căn dặn đến cán bộ, chiến sĩ thông tin liên
lạc, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đang
diễn ra hết sức gay go, quyết liệt, tung bước giành thế chủ động chiến lược
trên chiến trường; đặc biệt, bộ đội thông tin liên lạc luôn nêu cao tinh thần
dũng cảm, chủ động khắc phục khó khăn, giữ vững thông tin liên lạc, bảo đảm tốt
cho nhiệm vụ chiến đấu và công tác, lập được nhiều thành tích vẻ vang. Lời của
Bác không chỉ là tư tưởng chỉ đạo đối với các hoạt động thông tin, liên lạc của
Đảng, Nhà nước và quân đội, mà còn là sự ghi nhận, cổ vũ, động viên bộ đội
Thông tin và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang chiến đấu và công tác
trên khắp mọi miền Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí,
dũng cảm, đoàn kết, kỷ luật, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn, góp phần cùng
toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước.
Lời căn dặn của Bác năm ấy đã được lưu truyền qua các thế hệ cán bộ chiến
sĩ, là niềm vinh dự tự hào và tình cảm sâu nặng của bộ đội thông tin, liên lạc
đối với Bác; trở thành phẩm chất truyền thống tiêu biểu; tiếp tục được cán bộ,
chiến sĩ thông tin liên lạc hôm nay trân trọng, gìn giữ và phát huy trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển mới; âm mưu,
thủ đoạn chống phá của các thế lực ngày càng tinh vi, nguy hiểm; đặc biệt sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, đang tác động rất lớn đến công tác bảo đảm
thông tin, liên lạc và an toàn bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Đòi hỏi mỗi cán
bộ chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt nam, nêu cao ý thức cảnh giác, chủ
động phát hiện, phòng chống có hiệu quả các thủ đoạn hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch, cài cắm, móc nối, thu thập thông tin bí mật quân sự, bí
mật quốc gia; trong đó, bộ đội thông tin, liên lạc phải là lực lượng đi đầu,
gương mẫu, phát huy truyền thống bảo đảm thông tin "kịp thời, chính xác,
bí mật, an toàn"; xây dựng, phát triển binh chủng ngành thông tin liên lạc
hiện đại trong điều kiện mới, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Thursday, January 24, 2019
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 25-1: “Phải có một quân đội đánh giỏi và một
hậu phương vững chắc", “Mỗi một người công nhân, mỗi một người nông dân
đều phải biết đánh giặc”.“Tẩt cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng” .
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết "Lênin dạy",
đăng trên Báo Nhân dân, số 161, từ ngày 21 đến ngày 25-1-1954. Đây là thời điểm
quân và dân ta đang mở các chiến dịch lớn tiến công địch trên các chiến trường
toàn quốc; kế hoạch Na-va của thực dân Pháp đang trên đà phá sản; cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân ta tiến đến giai đoạn quyết định, cần
phải có sức mạnh tổng lực của lực lượng quân sự hùng mạnh và nguồn hậu cần tiếp
tế hùng hậu, để đáp ứng yêu cầu của cuộc quyết chiến chiến lược giành thắng
lợi.
Trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định lại cho mọi người thấy rõ
quan điểm lý luận của Lênin về tính tất yếu phải xây dựng một quân đội của giai
cấp công nhân, cùng với hậu phương vững chắc, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc. Qua đó, Người chủ trương tập trung củng cố, tăng
cường sức mạnh cho quân đội; cả nước họp sức, dồn lực, xây dựng hậu phương vững
chắc, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm ấy, đã trở thành định hướng chiến lược về
xây dựng sức mạnh lực lượng cách mạng; được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
hưởng ứng tích cực; khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đại đoàn kết
toàn dân, ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp
tham gia xây dựng quân đội và bảo đảm hậu phương cho tuyền tuyến, giành thắng
lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lung lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Chủ trương
đó, tiếp tục được Đảng, Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng, phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng miền Bắc thành hậu
phương lớn, cùng quân dân miền Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất nước nhà.
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về xây dựng quân đội cách mạng, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chăm lo giáo
dục, rèn luyện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trình độ chiến đấu của quân đội,
tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân
đội, làm cho quân đội ta luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung
thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, xây
dựng hậu phương vững chắc, tạo tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân vững
chắc, gắn với thế trận an ninh nhân dân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong thời kỳ mới./.
Tuesday, January 22, 2019
LỜI NGƯỜI NĂM ẤY
Ngày 23-1: “Kính gửi ông Ragiăngđra Praxát, Tổng
thống nước Cộng hoà Ấn Độ, nhân dịp năm mới, tôi kính chúc Tống thống lời chúc
mừng nồng nhiệt và kính chúc Chỉnh phủ và nhân dân Ấn Độ thu được nhiều thẳng
lợi mới trong việc xây dựng một nước Ấn Độ ngày càng giàu mạnh. Kính chúc Tổng
thống năm mới mạnh khoẻ và chúc tình hữu nghị Việt - Ấn ngày càng phát triển”
Là lời trong Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúc mừng Tổng thống Ấn Độ nhân
dịp năm mới - năm 1957, đăng trên Báo Nhân dân, số 1054, ngày 23-1- 1957; trong
bối cảnh cách mạng Việt Nam được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Ấn Độ, phục vụ tích cực
cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
Lời thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Ấn Độ thể hiện sự quan tâm
của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam về mối quan hệ hữu
nghị, hòa hiếu với Chính phủ và nhân dân Ấn Độ; khẳng định quan hệ ngoại giao
tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục được duy trì, phát triển;
đồng thời mong muốn Tổng thống, Chính phủ và nhân dân Ấn Độ tiếp tục ủng hộ,
giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
nước nhà.
Bức Điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng Tổng thống Ấn Độ nhân dịp năm
mới 1957, đã góp phần giữ vững và tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và các đảng chính trị của Ấn Độ ngày càng được mở rộng; là một trong những
sự kiện quan trọng, bồi đắp nên truyền thống hữu nghị lâu đời, bền chặt giữa
hai dân tộc và nhân dân hai nước.
Hiện nay, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, hai đân tộc bền vững, kiên
định và phát triển ngày càng sâu rộng; chủ động, tin cậy, hiểu biết và ủng hộ
lẫn nhau trên nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển sâu sắc, ổn định trên tất cả các lĩnh
vực; quan hệ hợp tác an ninh, quốc phòng tiếp tục phát triển tốt, đáp ứng yêu
cầu của tình hình mới.
Cán bộ, chiến sĩ Quân đội và nhân dân Việt Nam hôm nay, luôn ghi nhớ tình
cảm và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Ấn Độ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
trước đây và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay; tích cực
đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đối ngoại và hoạt động hợp tác quốc phòng,
trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau, góp phần giữ vững môi trường hòa
bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới./.
Monday, January 21, 2019
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 22-1: “ Đồng bào các dân tộc và cán bộ,
chiến sĩ Việt Bắc đã luôn luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, trung dũng của
khu căn cứ cách mạng” .
Đó là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi quân và dân Quân khu Việt Bắc trong những ngày tháng đầu năm 1968: “...Thân ái gửi đồng bào
và chiến sĩ Quân khu Việt Bắc, Đến ngày 14-1-1968, quân và dân Quân khu Việt
Bắc đã bắn rơi 300 máy bay Mỹ, góp phần vào chiến công vẻ vang của quân và dân
miền Bắc bắn rơi hơn 2.700 máy bay Mỹ. Đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sĩ
Việt Bắc đã luôn luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, trung dũng của khu căn cứ
cách mạng”, đăng trên Báo Nhân dân, ngày 22 tháng 1 năm 1968; trong bối
cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã và đang bị quân và dân ta trên
phạm vi cả nước đánh tan từng bước, đánh đổ từng bộ phận. Lực lượng kháng chiến
của nhân dân ta phát triển nhanh chóng, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đang tỏ rõ là
hậu phương vững chắc của tuyền tuyến miền Nam.
Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Mình ghi nhận công lao đóng góp to lớn của quân
và dân Quân khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm suốt nhiều
năm qua. Người kêu gọi Quân khu Việt Bắc hãy cố gắng hơn nữa, đoàn kết cùng
quân và dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước. Lời của Người đầu năm 1968 đã được Quân khu Việt Bắc hào
hứng đón nhận, nhanh chóng chuyển hóa vào hoạt động thực tiễn. Thực hiện lời
của Người, Quân khu Việt Bắc đã đoàn kết thi đua, tiếp tục lập nên nhiều chiến công, thành tích vẻ vang,
cùng quân và dân cả nước góp sức thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Hiện nay, các tỉnh thuộc Quân khu Việt Bắc năm xưa vẫn là địa bàn chiến
lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tiếp nối truyền thống cách mạng trong kháng chiến, trong những năm tháng
của thời kỳ đổi mới, quân và dân các tỉnh thuộc Chiến khu Việt Bắc đã vững vàng
vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm
vụ của đảng bộ tỉnh đặt ra; bộ mặt đô thị, nông thôn tung bước được khởi sắc;
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cải thiệt và nâng cao..
Trong giai đoạn cách mạng mới, lực lượng vũ trang của các tỉnh tiếp tục
được củng cố, xây dựng; triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng,
quân sự địa phương; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh, khả
năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc; chủ động ứng phó linh hoạt, xử lý kịp thời, hiệu quả với các tình huống
thiên tai, bão lũ cháy rừng... luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cấp ủy, chính
quyền và nhân dân các địa phương tin tưởng./.
Sunday, January 20, 2019
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 21-1: ”...mỗi một hội viên Việt
Minh đều phải tuyên truyền tổ chức; phải làm cho các Hội Cứu quốc ngày càng
mạnh, làm cho các đội tự vệ, các đội du kích ngày càng nhiều ” 21.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài Năm mới, công việc mới: "...Muốn tự do độc lập thì phải hy sinh tranh đấu. Vậy ngay từ đây, mỗi cán
bộ, mỗi một hội viên Việt Minh đều phải tuyên truyền tổ chức; phải làm cho các
Hội Cứu quốc ngày càng mạnh, làm cho các đội tự vệ, các đội du kích ngày càng
nhiều. Toàn quốc đồng bào, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu
nghèo, quý tiện, đều phải vào các Hội Cứu quốc.” Đoàn kết được chặt chẽ, giải
phóng sẽ thành công. Hỡi quốc dân, mau đoàn kết lại!”, đăng trên Báo Việt
Nam độc lập, số 114, ngày 1-1-1942; trong bối cảnh nước Việt Nam đang bị đế
quốc Pháp, phát xít Nhật cầu kết với nhau cùng thống trị, bóc lột, đàn áp dã
man phong trào cứu quốc, giết hại đồng bào vô tội.
Trong bài viết, Hồ Chí Minh nêu lên bối cảnh tình hình thế giới, nhất là
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra khốc liệt, đưa ra nhận định
phe dân chủ do Liên Xô đứng đầu sẽ chiến thắng. Người kêu gọi mỗi hội viên Việt
Minh phải chủ động tuyên truyền xây dựng, phát triển Hội, làm cho Hội cứu quốc
ngày càng mạnh, lực lượng vũ trang phát triển khắp mọi nơi, hãy đoàn kết, đón
thời cơ đến, để cùng nhau khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta
được độc lập, tự do. Lời của Người nhanh, chóng được tuyên truyền rộng rãi
trong xã hội, động viên, cổ vũ quần chúng tham gia các hoạt động đấu tranh cách
mạng; vai trò của mặt trận Việt Minh được củng cố, mở rộng, làm nòng cốt xây
dựng và phát triển các tổ chức, các lực lượng cách mạng, chuẩn bị cho khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng của Người về "tổ
chức Hội cứu quốc" để đúc kết thành bài học kinh nghiệm lớn "sự
nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" và luôn
khắng định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò
rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc".
Trước yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Quân
ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và toàn quân đã quán triệt sâu sắc các chủ
trương, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục xây dựng lực
lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp; xây dựng Quân đội
nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu
ngày càng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tổ chức biên chế hợp lý, có
trang bị tung bước hiện đại, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình
huống, thực sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thursday, January 17, 2019
Thursday, January 3, 2019
QUÂN ĐOÀN 4 HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM CỦA TỔ QUỐC VÀ LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ CAO CẢ TẠI ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP
Ngày 17/4/1975, sau khi lật đổ quân đội Lon-Nol do Mỹ ủng hộ
giành chính quyền, tập đoàn Pôn Pốt đã thực thi bước “đại nhảy vọt” bằng sự diệt
chủng chưa từng có trong lịch sử đất nước Campuchia. Ngày 20/5/1975, Thường vụ
Trung ương “Đảng Cộng sản Campuchia” đã quyết định 3 chủ trương cực kỳ phản động:
(1) Làm sạch nội bộ nhân dân; (2) Xác định Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp; (3)
Xây dựng xã hội mới mô phỏng cực đoan kiểu “Công xã”, mà thực chất là một dạng
trại tập trung trá hình như thời Đức Quốc Xã.
Với giấc mộng về một
đế quốc Ăng-Co vĩ đại trong lịch sử, cùng sự kích động, hà hơi, tiếp sức của các
thế lực bên ngoài, tập đoàn Pôn Pốt đã thực thi chính sách thù địch, xuyên tạc
lịch sử, phá hủy quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, tiến hành
xâm lấn biên giới, giết hại dân thường, phá hoại nhà cửa, mùa màng và phát động
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1975, khi đất nước Việt
Nam vừa thống nhất, Pôn Pốt đã cho quân đánh chiếm các đảo, biên giới Tây Nam
nước ta. Ngày 3/5/1975, quân Pôn Pốt đánh
chiếm đảo Phú Quốc; ngày 10/5 đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt và giết
hơn 500 dân thường. Năm 1976, chúng gây ra 280 vụ xung đột trên 21 điểm biên
giới, từ Kiên Giang, An Giang tới Tây Nguyên. Ngày 30/4/1977, quân Pôn Pốt đánh
vào 14/16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang, tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn
sát dã man dân thường. Ngày 25/9, Pôn Pốt tập trung 9 sư đoàn mở đợt tiến công
lớn đánh vào địa bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên
hướng Tây Ninh; riêng 3 xã thuộc các huyện Tân Biên, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh), quân
Pôn Pốt đã đốt phá 471 ngôi nhà, tàn sát trên 1.000 dân thường.
Trước diễn biến mới của
cuộc chiến tranh Bộ Tổng Tham mưu quyết
định sử dụng Quân đoàn 4 phối hợp với lực
lượng vũ trang Quân 5, 7,9 Quân đoàn 3 tiến công truy kích quân Pôn Pốt sâu vào
đất Campuchia 20 - 30 km; đánh thiệt hại 5 sư đoàn, làm thất bại ý đồ tác chiến
của địch. Ngày 31/12/1977, sợ ta đánh sâu vào nội địa, tập đoàn Pôn Pốt đưa
chiến tranh biên giới ra trước dư luận thế giới, vu khống Quân đội Việt Nam
“xâm lược Campuchia dân chủ”. Cũng trong ngày, ta đã ra tuyên bố vạch trần bộ
mặt thật của chính quyền Pôn Pốt và đưa ra đề nghị 3 điểm: (1) Chấm dứt mọi
hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới 5km; (2) Hội đàm tiến
tới kí hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, kí hiệp ước về biên giới; (3) Thoả
thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và
giám sát quốc tế. Tinh thần và thái độ thiện chí của Việt Nam đã được chính phủ
và nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình, công lý, cũng như dư luận quốc tế
đồng tình ủng hộ.
Ngày 01/02/1978, Pôn Pốt thành lập mới 15 sư đoàn, với khẩu hiệu
“chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba
vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu
người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”, chúng tập trung 13
trong số 19 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương tấn công vào lãnh
thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15 - 20 km, gây nhiều tội ác. Điển hình
là vụ thảm sát Ba
Chúc tháng 4/1978 với 3.157 dân thường bị giết hại. Ngày 13/12/1978, được
sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Pôn Pốt đã
huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược
Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam: 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh Bảy Núi (An Giang), 3 sư đoàn đánh Trà Tiến, Trà Phô (Kiên Giang), Hà Tiên.
Trước hành động tiến công của quân Pôn Pốt trên
toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta và theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân
tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 06 và 07/12/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương thông qua quyết tâm tổng phản công - tiến công chiến lược giải phóng
Campuchia.
Trong hai ngày 30 và 31 tháng 12 năm 1978 Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân đoàn 4
họp tại sở chỉ huy ở Bos Môn, nam ngã tư Nhà Thương. Trung tướng, Phó Tổng tham
mưu trưởng Lê Trọng Tấn đến dự họp. Hội nghị tổ chức quán triệt quyết tâm của
Bộ, tập trung bàn sâu, kỹ về vinh dự, tự hào và trách nhiệm được Bộ giao nhiệm
vụ phối hợp cùng bạn tiến công giải phóng Phnôm Pênh từ hướng đông nam (hướng
chủ yếu). Quyết tâm của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh được phổ biến nhanh chóng đến các
đơn vị. Cán bộ, chiến sỹ tràn đầy khí thế sẵn sàng. Công tác chuẩn bị được khẩn
trương xúc tiến để bước vào chiến dịch.
Ngày 1 tháng 1 năm 1979, ta thực hiện quyết tâm của Bộ, các đơn vị đã
phối hợp với các đơn vị bạn đồng loạt nổ súng. Sau bảy ngày chiến đấu dũng cảm,
ngoan cường, đến 7 giờ ngày 7 tháng 1 năm 1979 đội hình tiến vào Phnôm Pênh của
Quân đoàn lần lượt xuất phát. Trung đoàn 141, Trung đoàn 209 và Trung đoàn 165
phối hợp với Binh đoàn 1 của bạn tổ chức vượt sông Mê Kông qua bến phà Nek
Lương. Vào lúc 10 giờ, Liên quân chiếm được cầu Mô Ni Vông. Sư đoàn 260 của
địch chốt giữ ở đây chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy về hướng tây. 11 giờ Liên quân
tiến vào thành phố Phnôm Pênh. Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 141) chiếm Khu Sứ quán,
Tiểu đoàn 1 chiếm Cơ quan Trung ương địch, Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 209) chiếm
đài phát thanh, Tiểu đoàn 9 phát triển về phía tây. Đúng 12 giờ ngày 07 tháng
01 năm 1979 các đơn vị thuộc Quân đoàn 4 và Binh đoàn 1 của bạn đã làm chủ hoàn
toàn thủ đô Phnôm Pênh.
Như vậy chỉ trong một thời gian rất ngắn kể từ lúc nhận nhiệm vụ đảm
nhiệm hướng chủ yếu giúp bạn giải phóng Phnôm Pênh, được sự giúp đỡ và phối hợp
chiến đấu của nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, Quân đoàn
đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu chiến dịch: tiêu diệt sinh lực địch, đập tan bộ
máy chính quyền phản động,
chiếm giữ các vị trí trọng yếu và làm chủ thành phố trước thời hạn một ngày,
giải phóng nhân dân, thực hiện tốt chính sách dân vận, chính sách đối với tù
hàng binh và công tác quần chúng. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn do bất đồng
ngôn ngữ, chưa hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của nhân dân bạn, kẻ địch
vẫn ngoan cố tìm mọi cách chống trả quyết liệt, những chiến công và thành tích
của Quân đoàn càng mang tầm vóc và ý nghĩa lớn lao, góp phần quyết định vào
thắng lợi chiến lược của toàn mặt trận, các đơn vị và các cán bộ, chiến sỹ đều
lập công xuất sắc, chấp hành tốt công tác chính sách và trong quy định quan hệ
với nhân dân nước bạn, được nhân dân tin yêu, nhiệt tình giúp đỡ.
Với tinh thần quốc tế cao cả, Quân đoàn 4 phối hợp với lực lượng cách mạng của Campuchia và quân
Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Campuchia mở các chiến dịch triệt hạ các căn cứ
của quân Pôn Pốt. Đặc biệt là mùa khô năm 1984 - 1985, Quân đoàn ta đã mở chiến dịch lớn chưa từng có
tại Phnôm Ma-lai giành thắng lợi vang dội.
Năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã đủ mạnh để tự xây dựng và bảo vệ
đất nước. Ngày 30 tháng
6 năm 1988, Lễ tiễn trọng thể Bộ Tư lệnh, các cơ quan của Bộ Tư lệnh và chuyên
gia quân sự Việt Nam, chiến sĩ Quân
tình nguyện Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trở về Tổ quốc./.
Subscribe to:
Posts (Atom)