Tuesday, May 18, 2021

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA

 


Ngày 17/5/1946

“Người làm tướng có mưu trí bao giờ cũng lo lắng đến lợi, đến hại. Lo đến lợi mới có đủ tin tưởng làm trọn được nhiệm vụ. Lo đến hại mới tìm mưu kế để giải trừ được gian nguy”

Lời của Bác được trích trong bài “Bàn về phương pháp tác chiến”, được đăng trên Báo Cứu quốc, số 242, ngày 17 tháng 5 năm 1946, với bút danh Q.Th. thuật, thể hiện nhãm quan trong đánh giá tư duy, trí tuệ, tài năng của người làm tướng. Theo Bác, người làm tướng có mưu trí phải là người có mưu lược; trí sáng tạo; có phương pháp phân tích, phán đoán tình hình một cách khoa học, chính xác; hiểu địch, hiểu mình; biết phân tích thiên thời - địa lợi - nhân hoà; biết phát huy sở trường, sở đoản của quân mình, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của quân địch; biết tạo ra và phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân thù... Đây là yêu cầu không thể thiếu và là thước đo bản lĩnh, tài năng của một người cầm quân giỏi được Hồ Chí Minh vận dụng chỉ đạo việc giáo dục, rèn luyện năng lực và phẩm chất của người làm tướng, đáp ứng nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.  

Trong giai đoạn hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch... yêu cầu xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” đòi hỏi năng lực của người tướng lĩnh quân đội theo quan điểm của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó phải thực sự là người có tri thức toàn diện, giỏi về quân sự, sâu sắc, nhạy bén về chính trị, hiểu biết sâu rộng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị người cán bộ cấp tướng phải luôn chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao và thực hành tốt tự phê bình và phê bình; làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động; luôn tự soi, tự sửa; dự báo và xem xét thấu đáo các điều kiện khách quan, chủ quan khi ra các quyết định; sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể trong tổ chức thực hiện; gần gũi với cấp dưới, với bộ đội, là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết, chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2011, t. 4, tr. 264.

 

No comments:

Post a Comment