Ngày 10/5/1969
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”[1].
Đây là những điều căn dặn hệ trọng, Bác Hồ viết bổ sung lần cuối trong bản “Di chúc” của Người, được đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam công bố tại Lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1969.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng. Đó không
chỉ là lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà
còn là đội ngũ kế cận, nguồn bổ sung năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển
sự nghiệp của những thế hệ đi trước.
Sự nghiệp cách mạng là một quá trình
lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, giai đoạn khác nhau, đòi hỏi sự hy sinh, cống
hiến của nhiều thế hệ. Thấm nhuần lời dạy của Người, Đảng ta luôn quan tâm giáo
dục, bồi dưỡng các thế hệ cách mạng cho đời sau, nhất là thế hệ trẻ; coi trọng
giáo dục, rèn luyện toàn diện về mọi mặt, chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện để thế hệ trẻ nâng cao trình
độ, ổn định cuộc sống, nghề nghiệp và tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội.
Lời căn dặn về bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau thể hiện sự sâu sắc trong tầm nhìn và tư duy chiến lược của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ nhìn hiện tại mà còn hướng về tương lai;
không chỉ dành tâm huyết cho sự nghiệp cách mạng trước mắt, mà còn chăm lo vun
trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Luận điểm đó chứa đựng
thế giới quan khoa học, cách mạng và biện chứng của một lãnh tụ cách mạng, phản
ánh tầm nhìn xa, trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn hóa lớn; đã trở
thành một chân lý của cách mạng.
Thấm nhuần lời căn dặn của Người, cấp uỷ, tổ chức
đảng, chính uỷ, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan
tâm chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ
quốc và nhân dân; có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt, tác phong làm
việc khoa học; có số lượng và cơ cấu hợp lý, cân đối và đồng bộ; thực hiện tốt
việc luân chuyển cán bộ, bảo đảm kế thừa, liên tục vững chắc trong quá trình
chuyển tiếp các thế hệ cán bộ… đã trực tiếp góp phần quan trọng vào kết quả
lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
No comments:
Post a Comment