Ngày 04/5/1957
“Công trạng của cá
nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu
mà cần khiêm tốn”[1]
Là lời căn dặn của
Chủ tịch trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp
của các tổng cục vào tháng 5 năm 1957.
Sinh thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung,
cán bộ quân đội nói riêng về “đức” và “tài”; trong đó, Bác luôn lấy “đức” làm gốc và đề
cao đức tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng nhất
của con người. Người khiêm tốn luôn là người biết mình, hiểu người, không tự
mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công, thành tích của cá nhân, cũng không bao
giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi
người. Khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có được sự tỉnh táo, để nhận thức chân lý một
cách đúng đắn, khách quan; đồng thời nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người.
Khiêm tốn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện, đặc biệt
đối với người cán bộ, đảng viên, những người lập được thành tích, công trạng lớn.
Học tập và làm
theo lời Bác dạy, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn đề cao và thực
hành đức tính khiêm tốn trong sinh hoạt, học tập, công tác và chiến đấu, trở
thành một nét đẹp văn hóa ẩn sâu trong nhân cách người quân nhân cách mạng, trở
thành lời thề danh dự “… thắng không kiêu, bại không nản” được nhân dân luôn tin tưởng, yêu mến, dành tặng cho danh
hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát
huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” cán bộ, chiến sĩ
toàn quân nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thi đua “rèn đức, luyện tài”, tích cực
“tự soi, tự sửa”, “Làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động”, đoàn kết
tốt, khiêm tốn, học hỏi, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đối với đội ngũ cán bộ chủ trì,
người đứng đầu các cơ quan, đơn vị học và làm theo Bác luôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ, đề cao tính khiêm tốn, học hỏi, rèn luyện tác phong lãnh
đạo, chỉ huy dân chủ, quần chúng, luôn tôn trọng và chân thành lắng nghe, tiếp
thu sự phê bình từ cấp dưới và quần chúng. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tự kiêu, tự đại,
độc tôn chân lý, cửa quyền, hách dịch, thờ ơ, vô cảm…
No comments:
Post a Comment