Ngày 08/5/1954
“Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu.
Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch”[1]
Trích trong thư
của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 08 tháng 5 năm 1954 khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên
xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện
Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954 đã kết thúc
hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp xâm lược đối với nước ta và cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cổ vũ phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới và trở thành chân lý của thời đại:
“Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường
lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào”. Chiến thắng
Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống
ngoại xâm, nối tiếp những thắng lợi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được
ví như những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX.
Ngay sau ngày
vui lớn của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi bộ đội, dân
công, thanh niên xung phong, đồng bào Tây Bắc; đồng thời căn dặn quân và dân ta
chớ kiêu ngạo, khinh địch… thể hiện tầm nhìn và dự báo chiến lược của Bác đối với
cách mạng nước ta. Khắc ghi lời Bác
dạy, quân và dân ta luôn nêu cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, không chủ quan, khinh địch, không tự kiêu, tự đại
với những chiến công và thành tích, đã viết tiếp vào trang sử vàng dân tộc một
chiến thắng vĩ đại trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, thu giang sơn về một mối, mở
ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác là xu thế chủ đạo, song tình hình thế giới, khu vực vẫn
diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, đất
nước ta đứng trước thời cơ và thách thức mới. Thấm nhuần lời
căn dặn của Bác năm xưa cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn chủ động quán triệt nắm
vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là đường lối quân sự, quốc
phòng, đề cao cảnh giác, nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ và khả năng chiến đấu, làm
chủ các loại vũ khí trang bị,
chủ động phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, ngăn ngừa các nguy cơ chiến
tranh, xung đột từ sớm, từ xa, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường hòa bình để
xây dựng, phát triển đất nước.
No comments:
Post a Comment