XÂY DỰNG VÀ
NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG Ở CỤC KỸ THUẬT
Trung tá DƯƠNG TRỌNG
ĐỊNH
Ban Chính
trị/Cục Kỹ thuật
Nhận thức đúng vị trí, vai trò của phong trào thi đua
quyết thắng (TĐQT) đối với việc xây dựng tổ chức vững mạnh,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị. Những
năm qua, Đảng ủy, Chỉ huy Cục
Kỹ thuật đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đưa phong trào thi đua (PTTĐ) đi
vào nền nếp, có chiều sâu, tạo động lực tinh thần to lớn, bảo đảm cho Cục hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm tốt công tác kỹ thuật
cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và các nhiệm vụ quan trọng khác của Quân đoàn.
Trong tổ chức PTTĐ, Đảng ủy, Chỉ huy Cục Kỹ thuật đã chỉ đạo: phải hết sức quan tâm phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng
các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; coi đây là biện pháp quan
trọng, tạo
động lực mạnh mẽ cho phong trào TĐQT; đồng thời, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Để làm được điều đó, trước mỗi đợt thi đua, Đảng ủy, Chỉ huy Cục Kỹ thuật đã định hướng lựa chọn, xây dựng đơn
vị điểm, phát hiện và bồi dưỡng các điển hình tiên tiến; tập trung vào những đơn vị và cá nhân trực tiếp làm
nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), công tác ở những nơi khó khăn, nguy hiểm, phức tạp. Việc xây dựng, bồi dưỡng
điển hình tiên tiến được các đơn vị tiến hành khá toàn diện, bằng nhiều hình
thức, biện pháp phong phú; gắn xây dựng điển hình tiên tiến với phát hiện và
biểu dương những tấm gương tiêu biểu, có nhiều thành tích trong thực hiện việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Cuộc vận động “Phát huy
truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và chủ trương “Một tập trung, hai thường xuyên, ba đột phá, bốn cùng bộ đội” của Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Ngoài việc động viên các cá nhân,
đơn vị tham gia tích cực vào các phong trào thi đua chung, Cục còn chú ý tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ tham gia vào các hội thi, hội thao;
thử thách trong các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp; giúp dân phòng, chống, khắc
phục hậu quả bão, lụt... Sau mỗi đợt thi đua, công tác sơ kết, tổng kết, bình
xét khen thưởng được các đơn vị tiến hành nghiêm túc, khách quan, đúng người,
đúng thành tích; qua đó, lựa chọn được những đơn vị, cá nhân thực sự là những
tấm gương tiêu biểu được tập thể suy tôn. Tiêu biểu cho phong trào TĐQT của Cục Kỹ thuật là: Phòng Tham mưu kế hoạch (TMKH),
Phòng Quân khí, Phòng Xe-Máy, Tiểu đoàn 79. Cá
nhân tiêu biểu được tặng Chiến sĩ thi đua (CSTĐ) toàn
quân có: Đồng
chí đại tá Trần
Nguyễn Nghiễm-Cục trưởng; đại tá Nguyễn Ngọc Tuyển – Trưởng phòng TMKH; đại tá Đoàn Văn Tấn-Trưởng phòng Xe máy; đại tá Phan Văn Tuấn - Trưởng
phòng Quân khí; trung
tá Dương Trọng Định-Trợ lý tuyên huấn. Từ trong phong trào TĐQT của Cục đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, mang đậm dấu ấn của ngành kỹ thuật, như: mô hình “Giỏi một nghề và biết nhiều
nghề”, “Tổ thợ kỹ thuật giỏi”, “ mô hình liên kết sửa chữa xe hơi đời mới” của Tiểu đoàn 79; “Tuần kỹ thuật”; “Kho kỹ thuật chính quy kiểu mẫu”,
"Phòng cắt tóc thanh niên" của Kho K174. Trong 5 năm qua, toàn Cục có 15
lượt tập thể được tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng, 60 lượt tập thể được tặng
danh hiệu đơn vị tiên tiến, 65 lượt đồng chí được tặng danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở,
460 lượt đồng chí được tặng danh hiệu chiến sỹ tiên tiến, 195 lượt đồng chí được
tặng bằng khen, giấy khen các loại. Từ năm 2012 đến năm 2016: tập thể Cục được
Bộ Quốc phòng và Quân đoàn tặng Cờ thi đua; riêng năm 2014, đơn vị vinh dự được
Nhà nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Những điển hình tiên tiến đó đã góp phần quan trọng
vào phong trào chung, bảo đảm cho Cục Kỹ thuật hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Từ thực tiễn xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên
tiến trong phong trào TĐQT ở Cục Kỹ thuật, có thể rút
ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhất là cán bộ chủ trì cần
nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng và sự
cần thiết phải xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào
TĐQT
Mục
đích của việc tổ chức phong trào TĐQT là để động viên cao độ tính tự giác của
mọi cán bộ, chiến sĩ phấn đấu vươn lên, hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong PTTĐ là nội dung hết sức quan trọng, không chỉ có ý nghĩa
động viên tinh thần, cổ vũ gương người tốt, việc tốt, mà còn là biện pháp tổ
chức thực tiễn khoa học, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào tiếp tục
đổi mới và phát triển. Bởi vậy, cấp ủy và cán bộ chủ trì các cấp cần có chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể; quan tâm đầu tư về mọi mặt để việc
phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến đạt mục đích, yêu cầu đề
ra. Thực tiễn chỉ ra rằng, nơi nào cấp ủy và cán bộ chủ trì có nhận thức đúng,
quan tâm đến phong trào, có phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, sâu sát cơ
sở, thì ở đó, phong trào diễn ra sôi nổi, xây dựng được nhiều tập thể, cá nhân
điển hình tiên tiến, đơn vị đoàn kết, phát triển.
Thứ hai, cần lựa chọn đúng những đơn vị, cá nhân để xây dựng
điển hình tiên tiến
Thực tiễn chỉ đạo phong trào TĐQT của Cục vừa qua cho thấy, trong quá trình xây dựng điểm,
ngoài yêu cầu củng cố, giữ vững các điển hình tiên tiến đã được khẳng định, cần
lựa chọn từ 1-2 đơn vị điểm trên từng mặt công tác, từng phong trào; hướng đầu
tư xây dựng điểm vào những đơn vị còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp để
đánh giá đúng thực chất hiệu quả của phong trào, tránh làm tràn lan, không có
trọng tâm, trọng điểm. Kế hoạch xây dựng điểm phải cụ thể, có lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ, công phu, nghiêm túc; quá trình xây dựng phải kiên trì, tạo được điển
hình, làm cơ sở đúc rút, phổ biến kinh nghiệm và nhân ra diện rộng, không cầu
toàn, chờ đợi. Việc đầu tư xây dựng điển hình tiên tiến rất quan trọng đối với
phong trào TĐQT; bởi vậy, các đơn vị cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ để
nhận xét, đánh giá, bình xét, phân loại, bảo đảm tính khách quan, trung thực;
không vì làm điểm mà có sự châm chước, tô hồng thành tích. Để bảo đảm cho các
điển hình tiên tiến bộc lộ và khẳng định mình trong thực tiễn, cần hướng xây
dựng và nhân rộng điển hình vào nhiệm vụ trọng tâm, việc khó, việc mới, khâu
yếu, mặt yếu; thử thách trong môi trường khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có nỗ
lực, quyết tâm cao. Khi đã phát hiện, xây dựng được những tập thể, cá nhân điển
hình tiên tiến, cấp ủy, cán bộ chủ trì đơn vị cần thường xuyên theo dõi,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho các điển hình tiên tiến phát huy thành tích; đồng
thời, nắm bắt những biểu hiện lệch lạc để có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp
thời.
Thứ ba, phát huy vai trò của hội đồng (tổ) thi đua trong xây dựng và nhân rộng điển
hình tiên tiến
Đây
là kinh nghiệm đã được khẳng định trong thực tiễn tổ chức phong trào TĐQT của Cục thời gian qua. Nếu hội đồng (tổ)
thi đua hoạt động tích cực, thường xuyên bám sát phong trào, tham mưu đúng,
trúng cho cấp ủy, cán bộ chủ trì đơn vị, chấm điểm thi đua đúng thực chất, thì
việc đánh giá, phân loại thành tích sẽ bảo đảm chính xác, phát hiện và nhân rộng
được nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, thúc đẩy phong trào
đi lên; còn ngược lại, sẽ làm giảm sự nhiệt tình, trách nhiệm, tính tự giác của
cán bộ, chiến sĩ và thui chột các điển hình tiên tiến. Bởi vậy, trong tổ chức
phong trào TĐQT, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các đơn vị cần
tập trung củng cố, kiện toàn và tạo điều kiện cho hội đồng (tổ) thi đua hoạt động có nền nếp và mang lại
hiệu quả thiết thực.
Thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động những tập thể
và cá nhân điển hình tiên tiến
Việc tuyên truyền, cổ động nêu gương các điển hình
tiên tiến được Cục Kỹ thuật
tiến hành kịp thời, thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng của trung ương,
địa phương và của quân đội; đồng thời, phát huy tốt vai trò của hệ thống báo
cáo viên, các thiết chế văn hóa (bảng tin, báo tường, phòng Hồ Chí
Minh, truyền thanh nội bộ...) của đơn vị. Ngoài ra, sau mỗi đợt thi đua, Cục còn làm tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,
khen thưởng, bình, báo công, tổ chức hội trại, trưng bày và thưởng thức những
sản phẩm làm ra từ phong trào thi đua; tổ chức tham quan, học tập các điển hình
tiên tiến...
Thứ năm, thường xuyên quan tâm đến quyền lợi và tạo điều kiện
cho những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được khẳng định mình trong thực
tiễn
Ngoài việc khen thưởng theo quy định, Đảng ủy và Chỉ huy Cục còn chỉ đạo
các cơ quan, đơn vị phải có biện pháp động viên, khích lệ kịp thời những tấm
gương điển hình tiên tiến. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên là CSTĐ 2 năm liền được đề nghị lên lương trước thời hạn; cán
bộ, sĩ quan có thành tích xuất sắc trong PTTĐ được
cấp ủy đưa vào diện quy hoạch, đề bạt; hạ sĩ quan, chiến sĩ
tiêu biểu được xét cho đi học để phục vụ lâu dài trong quân đội, hoặc viết thư
thông báo thành tích về địa phương, gia đình, trao tặng phẩm, vật kỷ niệm...
Vận dụng và
thực hiện tốt những kinh nghiệm trên là biện pháp quan trọng để Cục Kỹ thuật tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển
hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, không ngừng đưa phong trào TĐQT ngày
càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ
mới./.
D.T.Đ
No comments:
Post a Comment